Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tháng bảy, nhìn ra hướng biển mà thấy mây nhiều thì trời sẽ mưa. Ngược lại tháng ba thì nhìn về hướng núi.
  2. Lỗ đầu
    Rách da đầu, chảy máu hoặc vỡ đầu (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  3. Tía
    Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
  4. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Thượng Phong
    Tên một thôn thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Xã này hiện đã được sát nhập vào thị trấn Kiến Giang.
  6. Cổ Liễu
    Tên một thôn trước thuộc xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, hiện đã được sát nhập vào thị trấn Kiến Giang.
  7. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  8. Đấu
    Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  9. Ba thưng một đấu
    Những đóng góp bỏ ra cho việc chung rồi cũng lại cho mình hưởng chứ không mất đi đâu.
  10. Con hát
    Cách gọi miệt thị những người làm nghề xướng hát ngày xưa.

    "Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn." (Phong tục Việt Nam – Toan Ánh)

  11. Lệ Thủy
    Nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thuộc thế hệ vàng của cải lương Việt Nam những năm 1960, cùng thời với Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương... Soạn giả Viễn Châu nhận xét: "Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân."

    Nghệ sĩ Lệ Thủy

    Nghệ sĩ Lệ Thủy

  12. Mút mùa Lệ Thủy
    Nghệ sĩ Lệ Thủy có giọng ca dài hơi mà vẫn trong veo, người mê cải lương miền Nam hâm mộ nên so sánh những việc diễn ra trong thời gian dài, lâu là "mút mùa Lệ Thủy" (đi mút mùa Lệ Thủy, nhậu mút mùa Lệ Thủy...).
  13. Mỹ Châu
    Nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thuộc thế hệ vàng của cải lương Việt Nam những năm 1960, cùng thời với Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Giàu... Cô nổi tiếng có giọng nữ trầm đặc biệt và sở trường ca dây kép, người nhạc công phải nghĩ cách chỉnh dây riêng cho giọng cô, sau người ta quen gọi là "dây Mỹ Châu." (Đọc thêm về nghệ sĩ Mỹ Châu.)

    Nghệ sĩ Mỹ Châu năm 17 tuổi

    Nghệ sĩ Mỹ Châu năm 17 tuổi

  14. Độc bình
    Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.

    Độc bình sứ

    Độc bình sứ

  15. Bát giác
    Tám góc (từ Hán Việt). Hình bát giác là hình tám góc (tám cạnh).
  16. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  17. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  18. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  19. Có bản chép: Cha mẹ em kén rể mà lỡ anh tầm thường biết đặng hay không?
  20. Cầu Long Biên
    Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), là cây cầu sắt dài thứ nhì thế giới thời bấy giờ (sau cầu Brooklyn ở Mỹ). Cầu ban đầu mang tên viên Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer, dân gian hay gọi là cầu sông Cái, cầu Bồ Đề, cầu Dốc Gạch. Năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Là một cây cầu lâu năm và có giá trị lịch sử, hiện nay có nhiều đề xuất tu sửa, cải tạo cầu Long Biên.

    Cầu Long Biên hồi đầu thế kỉ XX

    Cầu Long Biên hồi đầu thế kỉ 20

  21. Tỉnh Hà Nội
    Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.

    Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.

  22. Gia Lâm
    Địa danh nay là một huyện ngoại thành, ở về phía Đông của thành phố Hà Nội. Tại đây nổi tiếng với làng gốm Bát Tràng, đồng thời là quê hương của hai nhân vật trong Tứ Bất Tử: Chử Đồng Tử và Thánh Gióng, cùng với nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử khác: Nguyên phi Ỷ Lan, Ngọc Hân công chúa, Lý Thường Kiệt...
  23. Cây lô mét
    Còn đọc là ki lô mét, mượn từ tiếng Pháp kilomètre.
  24. Có nhiều con số về chiều dài cầu Long Biên, nhưng cũng chỉ trên dưới 2 km.
  25. Tức năm 1898, năm làm lễ khởi công xây dựng cầu Doumer - tên ban đầu của cầu Long Biên.

    Chữ khắc trên tấm biển kim loại ở đầu cầu ghi nhận thời gian hoàn thành xây cầu (1899 - 1902), và hãng thầu là Daydé & Pillé (hãng Eiffel không trúng thầu, đến năm 1938 mới trúng hợp đồng gia cố cầu).

    Chữ khắc trên tấm biển kim loại ở đầu cầu ghi nhận thời gian hoàn thành xây cầu (1899 - 1902), và hãng thầu là Daydé & Pillé có trụ sở ở Paris.

  26. Mộ phu
    Tuyển mộ dân phu (những người làm công việc chân tay nặng nhọc).
  27. Ái Mộ
    Tên một làng cũ, nay thuộc địa bàn quận Long Biên, Hà Nội.
  28. Sông Hồng
    Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.

    Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

  29. Nhịp cầu
    Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
  30. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  31. Tuần Giang, Nho Hứa bán chúa lập công
    Vào năm Canh Ngọ (1780), Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Hữu Chỉnh theo Tây Sơn đánh bại, chạy khỏi thành Thăng Long, qua huyện Yên Lãng (nay là Mê Linh) gặp tiến sĩ Lý Trần Quán. Quán đón Khải về nhà ở Hạ Lôi giao cho học trò là Tuần Giang (có bản chép là Tuần Khang, hoặc Tuần Trang) đưa đi trốn. Giang mưu cùng Nho Hứa (có bản chép là Nho Nứa) đem Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn. Lý Trần Quán sau đó tự vẫn để tỏ lòng trung thành với chúa Trịnh.
  32. Trường Úc
    Còn gọi là Trường Thuế, một địa danh thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ở đây có loại rượu gạo rất ngon, đồng thời nổi tiếng có chợ tình Gò Trường Úc. Chợ này được hình thành đã hơn hai trăm năm có lẻ, chỉ họp một phiên duy nhất vào sáng mồng Một Tết Nguyên đán hàng năm, trai gái từ mọi ngả đổ về để hẹn hò, tâm tình kết duyên.

    Chợ tình Gò Trường Úc

    Chợ tình Gò Trường Úc

  33. Có bản chép: Bàu Đá.
  34. Nem chợ Huyện
    Nem ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Đây là đặc sản rất nổi tiếng của tỉnh Bình Định.

    Nem chợ Huyện

    Nem chợ Huyện

  35. Đèn tọa đăng
    Đèn dầu để bàn cũ.

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

    Bộ sưu tập đèn tọa đăng hơn 100 năm tuổi của nhà sưu tầm Nguyễn Quang Mạnh

  36. Vạy
    Cong queo, không ngay thẳng. Từ chữ này mà có các từ tà vạy, thói vạy, đạo vạy...
  37. Mũi vạy lái phải chịu đòn
    Mũi vạy tức là mũi thuyền cong, lệch, không đi đúng hướng cần thiết, có thể do nước xoáy hoặc do nước chảy xiết. Trong tình thế khó khăn đó, người cầm lái phải vững vàng thì mới điều khiển con thuyền đi đúng hướng mà vượt qua chỗ nguy hiểm. Chính vì thế mà anh ta phải chịu đòn, nghĩa là phải ra sức "ghì cây đòn lái" cho thật chắc theo hướng đã định để cho con thuyền khỏi bị cuốn theo con nước xoáy hay dòng nước xiết.
  38. Hai người chèo thuyền thì một người chèo đằng sau gọi là lái, một người chèo phía trước gọi là mũi.
  39. Chim sa, cá lụy
    Theo mê tín, chim sa xuống và cá chết là những điềm báo xui xẻo.
  40. Lon tộn
    Lon có đáy vổng lên (tộn lên) hoặc lõm xuống (tộn xuống).
  41. Hẻo rằn
    Một giống gạo đỏ trước đây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên-Huế. Đây là giống gạo ngon, thường được xay xát vừa phải để còn lớp cám mỏng dính quanh hạt, và được dùng để nấu các món ăn đặc sản như cháo gạo đỏ cá bống thệ, bánh tráng gạo đỏ nước hến...

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

    Cháo gạo đỏ cá bống thệ

  42. Ốt dột
    Xấu hổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Từ này đôi khi được viết là oốc doộc.
  43. Mạ
    Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  44. Tri âm
    Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.