Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. The
    Hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng, thời xưa thường dùng để may áo dài hoặc khăn, màn.

    Áo dài the

    Áo dài the

  2. Đồng bạc Mexicana
    Đồng bạc của nước Cộng hòa Mexico (Republica Mexicana), do thực dân Pháp cho phép lưu hành ở nước ta từ năm 1862, tới 1906 thì chính thức cấm lưu hành trên toàn Đông Dương. Đồng bạc hình tròn, chính giữa có hình con ó biển cổ cong, nhân dân gọi là đồng bạc con cò (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim, hoặc đồng hoa xòe, vì mặt sau có hình chiếc nón tỏa hào quang trông như bông hoa đang xòe ra). Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm, bằng giá với một quan tiền cổ truyền.

    Đồng bạc con cò

    Đồng bạc con cò

  3. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  4. Rồi
    Rảnh rỗi.
  5. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  6. Núi Sở
    Một ngọn núi ở huyện Chương Mỹ, trước thuộc tỉnh Hà Tây, nơi có chùa Trăm Gian.

    Chùa Trăm Gian

    Chùa Trăm Gian

  7. Chùa Thầy
    Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.

    Phong cảnh chùa Thầy

    Phong cảnh chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

    Lễ rước hội chùa Thầy

  8. Sề
    Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
  9. Núi So
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Núi So, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Núi Thầy
    Còn gọi là Sài Sơn, thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ở chân núi là di tích chùa Thầy nổi tiếng. 

    Chùa Thầy bên chân núi Sài Sơn

    Chùa Thầy bên chân núi Sài Sơn

  11. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  12. Mười hai bến nước
    Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần.”

    Mười hai bến nước, một con thuyền
    Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  13. Kén tằm thì nổi, con nhộng thì chìm.
  14. Trung Nha
    Tên nôm là làng Nghè, nay là thôn Trung Nha, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Xưa kia, trai làng giỏi nghề canh cửi, lại biết làm nghề làm giấy sắc phong, loại giấy bền, dai, dùng viết sắc chỉ, sớ tấu, biểu lệnh… “Nghè” là tiếng đập của hai chày tay do hai người giã vào xếp giấy cho mỏng tang.
  15. Hát trống quân
    Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".

    Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.

    Hát trống quân

    Hát trống quân

    Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.

  16. Yên Thái
    Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.

    Làng Bưởi ngày xưa

    Làng Bưởi ngày xưa

  17. Seo
    Một công đoạn trong quá trình làm giấy dó. Vỏ cây dó được nấu và ngâm trong nước vôi với thời gian ba tháng, bóc bỏ lần vỏ đen đi, giã bằng cối và chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính. Hỗn hợp này gọi là "huyền phù" mà người thợ sẽ pha với nước độ lỏng hay đặc tùy theo loại giấy. Khi seo giấy, người thợ dùng "liềm seo" (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) chao đi chao lại trong bể bột dó. Lớp bột dó trên liềm chính là tờ giấy dó sau khi kết thúc công đoạn ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng. Xơ dó kết lại với nhau, như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy dó.

    Làm giấy dó

    Làm giấy dó

  18. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  19. Ghe lườn
    Loại thuyền độc mộc, dùng để chuyên chở (nhất là chở lúa) trong các kênh rạch vùng Tây Nam Bộ. Ghe lườn này có dáng thuôn dài, mũi nhọn để dễ di chuyển trên các dòng nước hẹp, nhưng cũng vì thế mà dễ bị lật, chìm.
  20. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  21. Chí
    Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
  22. Thiếp
    Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
  23. Nước ròng
    Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
  24. Nam Vang
    Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
  25. Trám
    Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.

    Trái cà na

    Trái trám

  26. Mác
    Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.
  27. Ve
    Ve vãn, tán tỉnh.
  28. Cao cách
    Kiểu cách, cách điệu, bề thế.
  29. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  30. Nhà quăng dùi đục không mắc
    Nhà nghèo, trống trải, không có đồ đạc của nả gì.
  31. Má đào
    Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.

    Bấy lâu nghe tiếng má đào,
    Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
    (Truyện Kiều)

  32. Mông mênh bể Sở
    Xuất phát từ thành ngữ bể Sở, sông Ngô, ý nói một vùng mênh mông rộng lớn, không biết đâu là giới hạn.

    Một tay gây dựng cơ đồ
    Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành

    (Truyện Kiều)

  33. Chà
    Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là (cành nè, cây nè).

    Dỡ chà

    Dỡ chà

  34. Hồ Hán Thương
    Con trai thứ của Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly ban đầu là quan đại thần dưới thời nhà Trần, sau đó cướp ngôi nhà Trần (năm 1400), đổi tên nước là Đại Ngu (Ngu ở đây có nghĩa là an vui, hòa bình). Ông làm vua được một năm, rồi truyền ngôi cho con trai thứ là Hồ Hán Thương năm 1401. Hồ Quý Ly trở thành Thái Thượng Hoàng nhưng vẫn nắm mọi quyền hành trong tay. Hồ Quí Ly xây kinh đô mới ở Thanh Hóa gọi là Tây Đô (hay còn gọi là thành Nhà Hồ, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) và ra lệnh bỏ Thăng Long, dời đô vào Thanh Hóa. Phế tích của thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    Thành Nhà Hồ

    Thành Nhà Hồ

  35. Hồ Tây
    Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.

    Hồ Tây buổi chiều

    Hồ Tây buổi chiều

  36. Theo nhà văn Phạm Viết Đào thì "Câu ca dao trên xuất hiện trong thời gian nhà Hồ đang dời đô vào Thanh Hóa, mô tả một chuyện tình bi đát của một căp vợ chồng trẻ. Người chồng là một vị tướng của nhà Hồ, dĩ nhiên là phải theo vua (Hồ Hán Thương) vào Tây Đô. Người vợ thuộc dòng quí tộc, còn quyến luyến với Thăng Long, không muốn rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình cho nên không muốn cùng đi với chồng; hẹn với chồng là mình sẽ vào Tây Đô sau. Khi gần tới Tây Đô, người chồng linh cảm có chuyện không lành ở nhà, chàng bèn quay đầu ngựa, phóng về nhà. Khi vào trong nhà thì chàng thấy mọi người đều tỏ vẻ hoảng hốt. Cô em họ của vợ vội chạy ra bảo chàng cùng đi với mình để tìm chị mình (người vợ của vị tướng). Khi ra tới bờ Hồ Tây, chàng trai chỉ thấy một đôi hài và một tờ giấy đặt trên cái lá sen. Tờ giấy ghi vỏn vẹn có hai câu thơ:

    Chàng về Hồ, thiếp cũng về Hồ.
    Chàng về Hồ Hán, thiếp về Hồ Tây.

    Đọc xong, chàng biết rằng vợ mình đã nhảy xuống hồ tự tử."

  37. Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.

    Lá mơ

    Lá mơ

  38. Bộ vạc
    Loại giường đóng bằng tre, lót bằng những thanh tre chuốt dẹp để nằm ngồi.
  39. Phản
    Bộ ván dùng để nằm hoặc ngồi như giường, chõng, thường từ 1-3 tấm ván ghép lại, đặt trên một bộ chân vững chãi. Có một số loại phản khác nhau như phản gõ (còn gọi là "bộ gõ" hay "ngựa gõ" là phản làm bằng gỗ gõ), phản vuông (có mặt phản hình vuông), phản giữa, phản chái (do vị trí phản đặt ở trong nhà). Mặt phản không chạm, tiện, chỉ cần cưa, cắt thẳng, bào láng, đánh bóng. Bộ chân đế phản ở các nhà khá giả thì được tiện hình trang trí khá tinh xảo.

    Theo tôn ti trật tự ngày xưa, ngồi phản phải xét ngôi thứ, chứ không phải ai muốn ngồi phản nào cũng được. Bậc trưởng thượng thường ngồi giữa phản, vai vế thấp hơn ngồi ở mé bên. Tương tự, chỉ có bậc trưởng thượng mới được ngồi phản giữa, đặt ngay chính giữa nhà. Vai vế thấp hơn phải ngồi phản chái đặt ở gian chái tây hướng ra vườn.

    Phản gỗ

    Phản gỗ

  40. Một loại cây cho gỗ rất đẹp, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, có chỗ nổi vằn đen giống da hổ, nên có nơi còn gọi là cây Hổ bì. Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ, đồ chạm trổ cao cấp.

    Cây gõ trong vườn quốc gia Cát Tiên

    Cây gõ trong vườn quốc gia Cát Tiên

  41. Dầu
    Một loại cây thân gỗ cao và thẳng. Cây dầu thường sống ở các vùng rừng nhiệt đới, là loại cây gỗ có giá trị cao. Ngoài ra, từ cây dầu có thể làm tinh dầu thơm, nhựa mủ hay gỗ dán.

    Cây dầu đôi ở Diên Khánh - Khánh Hòa

    Cây dầu đôi ở Diên Khánh - Khánh Hòa

  42. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  43. Đơm
    Đánh bắt cá bằng các dụng cụ bắt cá như đơm, đó, lờ.
  44. Răng
    Sao (phương ngữ Trung Bộ).