Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nồi bộng
    Nồi đất cỡ to, miệng rộng (phương ngữ).
  2. Lưa
    Còn sót lại (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  3. Sùng
    Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
  4. Ngày xưa người ta hay chôn người chết giữa đồng.
  5. Khoai môn
    Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.

    Cây và củ khoai môn

    Cây và củ khoai môn

  6. Nạn đói năm Ất Dậu
    Một nạn đói xảy ra tại miền Bắc trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 (Giáp Thân) đến tháng 5 năm 1945 (Ất Dậu) làm khoảng từ 400.000 đến hai triệu người dân chết đói. Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương: Các cường quốc liên quan như Pháp, Nhật Bản và cả Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam và gây nhiều tai họa ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế của người Việt. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra khiến miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Ngoài ra còn có nguyên nhân tự nhiên (lũ lụt, thiên tai, bệnh dịch tả...).

    Người chết vì đói năm Ất Dậu

    Người chết vì đói năm Ất Dậu

  7. Đàn cò
    Còn gọi là đàn nhị, một loại đàn có hai dây, chơi bằng cách kéo vĩ. Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải thêm về đàn cò tại đây.

    Kéo đàn nhị

    Kéo đàn nhị

  8. Hén
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hén, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Đàn bầu
    Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có. 

    Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.

    Đàn bầu Việt Nam

    Đàn bầu Việt Nam

  10. Thơ Sáu Trọng
    Một truyện thơ dân gian khuyết danh được lưu truyền khá rộng rãi ở Nam Bộ vào cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Truyện kể về cuộc đời nhân vật Lê Văn Trọng, một người trượng nghĩa, có hào khí. Truyện cũng phản ánh phần nào diện mạo xã hội và tâm lí chống đối chính quyền thực dân của giới bình dân Nam Bộ thời bấy giờ. Nhà văn Sơn Nam ca ngợi "Thơ Sáu Trọng được truyền tụng, ngoài ý muốn của thực dân Pháp, đã trở thành một loại ca dao, xứng đáng nêu trong bảng liệt kê văn chương bình dân, xứng đáng được ghi trong chương trình Việt văn."
  11. Ở Nam Bộ, hình thức nói thơ khá phổ biến trong dân ca dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói thơ Bạc Liêu, nói thơ Cậu Hai Miêng, nói thơ Thầy Thông Chánh… Dù hình thành chỉ khoảng một thế kỉ nhưng nói thơ đã có một vị trí vững chắc trong lòng người dân Nam bộ bởi tính tự sự, dễ nói, dễ thuộc và là tiếng lòng, thổ lộ nhiều tâm sự trong cuộc sống.

    Các phiên chợ sáng ở những vùng thành thị thường xuất hiện những người ăn xin, ngồi bên lề đường, tay gảy đàn bầu nói thơ Sáu Trọng. Giọng thơ buồn bã, ai oán, vương vấn buồn thương nên được nhiều người đi chợ chú ý, cho tiền. (Đọc thêm)

  12. Ác tăng
    Người tu hành nhưng phạm các pháp giới của đạo Phật (độc ác, tham lam...).
  13. Đồ đan bằng tre nứa thường có vành tròn và đã hỏng cạp.
  14. Ách
    Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày bừa...

    Trâu mang ách đi cày

    Trâu mang ách đi cày

  15. Cày
    Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.

    Cái cày

    Cái cày

  16. Chạc
    Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
  17. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  18. Thành Ô Ma
    Tên tiếng Pháp là Camp aux Mares (trại ở nơi có nhiều ao), một trại lính do người Pháp lập nên vào cuối thế kỉ 19. Trên bản đồ Sài Gòn 1947, khu vực Thành Ô Ma được đánh số 132, trên khu đất bao quanh bởi các con đường:

    (1) Rue Chasseloup Laubat (trước 1975 là Hồng Thập Tự, nay là Nguyễn Thị Minh Khai)
    (2) Rue de Nancy (trước 1975 là Cộng Hòa, nay là Nguyễn Văn Cừ)
    (3) Rue Frère Louis (nay là một phần đường Nguyễn Trãi)
    (4) Rue d'Arras (nay là đường Cống Quỳnh)

    Lính An Nam luyện tập trong thành Ô Ma

    Lính An Nam luyện tập trong thành Ô Ma

  19. Làm quan có mả, kẻ cả có dòng
    Quan niệm cho rằng mồ mả của ông cha có ảnh hưởng đến đời sống và công danh, sự nghiệp của con cháu.
  20. Hòn Kẽm Đá Dừng
    Một nơi phong cảnh sơn thủy hữu tình nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn, trước đây thuộc về hai xã Quế Phước và Quế Lâm, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; nay là ranh giới huyện Quế Sơn và Hiệp Đức. Có ý kiến cho rằng chỉ có tên ngọn núi là Hòn Kẽm, còn "đá dừng" là để mô tả vách đá dựng đứng, hiểm trở của ngọn núi này.

    Hòn Kẽm, Đá Dừng

    Hòn Kẽm, Đá Dừng

  21. Nhược bằng
    Nếu như (từ cổ).
  22. Kiểng
    Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
  23. Đê
    Tây da đen.
  24. Sơn Nam
    Một trong Thăng Long tứ trấn (bốn vùng đất bao quanh Hà Nội) ngày trước: Sơn Tây, Sơn Nam, Hải Đông, Kinh Bắc. Trấn Sơn Nam gồm 11 phủ (42 huyện). Đến thời Tây Sơn, trấn được chia thành Sơn Nam Hạ (nay thuộc Nam Định, Thái Bình, và một phần Ninh Bình) và Sơn Nam Thượng (nay là Hưng Yên, Hà Nam, và một phần Hà Tây).

    Thăng Long tứ trấn

    Thăng Long tứ trấn

  25. Hình dong
    Hình dung, hình dáng bên ngoài (từ Hán Việt).
  26. Yên Thế
    Huyện cực bắc tỉnh Bắc Giang, là nơi diễn ra khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm của Hoàng Hoa Thám chống thực dân Pháp (1885-1913).
  27. Đèo Khế
    Một cái đèo nằm giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. Những năm đầu của thế kỷ 20, đồng bào Tày, Nùng từ Lạng Sơn, Cao Bằng về đây làm ruộng tạo thành nhiều xóm nhỏ len lỏi theo bờ suối. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Khế vừa là cầu nối giữa hai khu của ATK ở Sơn Dương, Tuyên Quang và Đại Từ, vừa là đoạn đường trọng yếu hành quân lên Tây Bắc.
  28. Thái Nguyên
    Một tỉnh ở miền Bắc nước ta, nổi tiếng với nghề trồng và chế biến chè (trà).

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  29. Yên Thế là một huyện của tỉnh Bắc Giang, là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám (1884-1913). Đèo Khế thuộc tỉnh Thái Nguyên được coi là ngoài vòng ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.