Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Jê-cờ-ri
    Tôi viết (từ tiếng Pháp J'écris).
  2. Ăng-voa
    Gửi (từ tiếng Pháp envoie).
  3. Me xừ
    Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
  4. Di-đăng
    Công sứ (từ tiếng Pháp résident).
  5. Tú xon
    Cô đơn, một mình (từ tiếng Pháp tout seul).
  6. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  7. Đờ-puy
    Từ khi (từ tiếng Pháp depuis).
  8. Nô-xờ
    Tiệc cưới (từ tiếng Pháp noce).
  9. Ê-loa-nhê
    Xa cách (từ tiếng Pháp éloigné).
  10. Cu-tô
    Con dao (từ tiếng Pháp couteau).
  11. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)

  12. La cua
    Cái sân (từ tiếng Pháp la cour).
  13. Mút
    Rêu (từ tiếng Pháp mousse).
  14. Luyn
    Mặt trăng (từ tiếng Pháp lune).
  15. La săm
    Buồng (từ tiếng Pháp la chambre).
  16. A-mi
    Bạn thân, bạn gái (từ tiếng Pháp amie).
  17. Sơ-mi
    Nghĩa gốc là áo lót (từ tiếng Pháp chemise). Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước.
  18. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  19. Lơ li
    Cái giường (từ tiếng Pháp le lit).
  20. Biếng ba
    Xanh xao (từ tiếng Pháp bien pale).
  21. Pơ-răng qua
    Lấy gì (từ tiếng Pháp prendre quoi).
  22. Uyn lét
    Một lá thư (từ tiếng Pháp une lettre).
  23. Ca-đô
    Quà (từ tiếng Pháp cadeau).
  24. Ba-tô
    Tàu thủy (từ tiếng Pháp bateau).
  25. Lác-mơ
    Nước mắt (từ tiếng Pháp larme).
  26. Hồ Trúc Bạch
    Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

  27. Xi vu lét-xê moa
    Nếu anh để lại cho tôi (từ tiếng Pháp si vous laissez moi).
  28. Bông cờ
    Lòng tốt (từ tiếng Pháp bon cœur).
  29. Ta xơ
    Chị gái của anh (từ tiếng Pháp ta sœur).
  30. Ơ-rơ
    Sung sướng (từ tiếng Pháp heureux).
  31. Lơ roa
    Vua (từ tiếng Pháp le roi).
  32. Thành Thái
    (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.

    Vua Thành Thái

    Vua Thành Thái

  33. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  34. 23 tháng Tám là ngày âm lịch; tháng Mười là dương lịch, cách nhau hơn một tháng.
  35. Theo Hoàng Ngọc Phách thì Nguyễn Thị Thời là tên một người phụ nữ quê ở Hải Phòng cưới chồng Tây, theo chồng lên Bắc Ninh. Được ít lâu thì chồng về Tây, cô nhờ người viết hộ một lá thư (cô nói ra, người viết ghi vào giấy), sau thành bài ca dao truyền miệng này.
  36. Trổ cờ
    Ra hoa.

    Cây bắp trổ cờ

    Cây bắp trổ cờ

  37. Lang vân
    Lang chạ, trắc nết.
  38. Có bản chép: tòm tem.
  39. Đồng Nai
    Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

    Văn miếu Trấn Biên - di tích tiêu biểu của Đồng Nai

  40. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  41. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  42. Chói
    Đau như bị đâm.
  43. Có bản chép: xương hông.
  44. Phù Lỗ
    Tên Nôm là làng Sọ, một ngôi làng nay thuộc địa phận xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tại đây có đền Sọ, thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hát, hai danh tướng của Triệu Quang Phục, tức Triệu Việt Vương sau này.
  45. Thổ Hà
    Một ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có nghề truyền thống là làm gốm, nung vôi và làm bánh đa nem.
  46. Làng Phù Lỗ (làng Sọ) ngày xưa có nhiều người đỗ đạt, làm quan. Làng Thổ Hà thì nổi tiếng với nghề gốm. Câu này ví von quan làng Sọ nhiều như lọ gốm do làng Thổ Hà làm ra.
  47. Ngụ cư
    (Người) từ nơi khác đến và sinh sống ở nơi không phải là quê hương của mình.
  48. Tứ đức
    Cùng với "tam tòng", là những quy định xuất phát từ Nho giáo mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Tứ đức bao gồm:

    - Công: Nữ công, gia chánh phải khéo léo.
    Dung: Dáng người phải gọn gàng, dễ coi
    Ngôn: Ăn nói phải dịu dàng, khoan thai, mềm mỏng
    Hạnh: Tính nết phải hiền thảo, nết na, chín chắn.

  49. Tam tòng
    Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:

    Tại gia tòng phụ:  khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
    Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
    Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.

  50. Vần cơm
    Xoay nồi cơm trong bếp cho chín đều.
  51. Vãi
    Ném vung ra.
  52. Nhút
    Còn gọi là rau rút, quyết, quyết thái, một loại cây thân xốp, mọc bò trên mặt nước, có mùi thơm đặc trưng. Thân và lá nhút thường được dùng để ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món luộc, xào, lẩu, v.v. Nhút còn là vị thuốc Đông y có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, an thần.

    Canh cua rau nhút

    Canh cua rau nhút

  53. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  54. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  55. Nha môn
    Cửa quan (từ Hán Việt).
  56. Tuần phủ
    Chức quan đứng đầu một tỉnh nhỏ dưới thời nhà Nguyễn.
  57. Bát Qua
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bát Qua, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  58. Chốc mòng
    Ước mong, muốn cho được (theo Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Có nơi giảng: bấy lâu, bấy nay. Còn viết là chóc mòng.

    Nước non cách mấy buồng thêu
    Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng

    (Truyện Kiều)

  59. Kêu nhỏ và đều đều trong miệng.