Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tân khách
    Khách khứa nói chung (từ Hán Việt).
  2. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  3. Huynh đệ
    Anh em (từ Hán Việt). Cũng có thể hiểu là anh chị em nói chung.
  4. Bán lộ trình
    Được nửa đường.
  5. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  6. Khi nuôi tằm, chỉ cần bỏ đói một bữa thì tằm có thể chết hàng loạt.
  7. Thủng thẳng
    Thong thả (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Có bản chép: ưng.
  9. Hành Lộ
    Một thiên trong Kinh Thi, gồm ba chương (nên cũng gọi là Hành Lộ tam chương).
  10. Dồi
    Đánh phấn cho dính vào da.
  11. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  12. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  13. Lườn
    Mặt bên cạnh của ghe thuyền.
  14. Trắc
    Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...

    Khay gỗ trắc khảm xà cừ

    Khay gỗ trắc khảm xà cừ

  15. Đinh lăng
    Còn có tên là cây gỏi cá, một loài cây nhỏ thường được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Ngoài ra, lá đinh lăng cũng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn rất ngon như gỏi cá, bánh xèo, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc...

    Một nhánh đinh lăng

    Một nhánh đinh lăng

  16. Họa phúc vô môn
    Trích từ một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám "Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu" (chuyện lành chuyện dữ đều không có cửa đến, mà chỉ do người tự chuốc lấy).
  17. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  18. Khăn mùi xoa
    Khăn vuông nhỏ dùng để lau nước mắt, chùi miệng (từ tiếng Pháp mouchoir). Cũng đọc là mù xoa, mu soa hoặc bô sa.
  19. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  20. Chợ Châu Thành
    Tên một ngôi chợ nay thuộc thị trấn Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, trước đây thuộc quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (lúc này Trà Vinh còn là một phần của Vĩnh Long). Đây là một chợ có từ lâu đời và nổi tiếng trong vùng.
  21. Thầy đồ
    Người dạy chữ Nho cho trẻ con ngày xưa.

    Thầy đồ, thầy đạc
    Dạy học, dạy hành
    Vài quyển sách nát
    Dăm thằng trẻ ranh

    (Tú Xương)

    Thầy đồ dạy học trò

    Thầy đồ dạy học trò

  22. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  23. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  24. Khôn nhắp
    Không ngủ (được).
  25. Tưởng
    Nghĩ đến (từ Hán Việt).
  26. Châu Đốc
    Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.

    Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."

    Đêm Châu Đốc

    Đêm Châu Đốc

  27. Nhà bè
    Nhà dựng trên cái bè lớn, phía dưới bè thường nuôi cá.

    Làng bè Châu Đốc

    Làng bè Châu Đốc

  28. Núi Sam
    Tên chữ là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn, một ngọn núi nằm trong vùng Bảy Núi, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trên và quanh núi Sam có nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang)...
  29. Bâu
    Cổ áo.
  30. Viết tháu
    Hay viết thảo, viết chữ Nôm theo lối thảo thư (một lối viết chữ Hán rất khó đọc) để ghi chép thật nhanh. Về sau hiểu là viết ngoáy, viết nhanh cho kịp.
  31. Cá chạch
    Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  32. Chạch bỏ giỏ cua
    Địa vị khó tránh khỏi nguy hiểm, cũng như con chạch bỏ giỏ cua thì bị cua cắp tứ phía, không tránh đâu cho thoát.