Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phương
    Hình vuông.
  2. Tượng
    Giống, tương tự.
  3. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  4. Hiếu
    Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
  5. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  6. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  7. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  8. Quê anh chàng này ở làng Phú Nghĩa (Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Theo phép chiết tự, chữ phú 富 bao gồm “giằng đầu” 宀, nhất 一, khẩu 口, điền 田, chữ nghĩa 義 có thảo 艹, vương 王, và ngã 我.
  9. Rau dền
    Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.

    Rau dền đỏ

    Rau dền đỏ

  10. Vừng
    Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  11. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  12. Phụng loan
    Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượngloan.
  13. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  14. Hồi
    Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.

    Quả hồi

    Quả hồi

  15. Loan
    Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)

    Nào người phượng chạ loan chung,
    Nào người tiếc lục tham hồng là ai

    (Truyện Kiều)

  16. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  17. Quế, hồi là những loài cây quý hiếm. Loan, phượng là những con vật thiêng, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Ở đây ý nói sự tương kính, luyến ái giữa đôi trai gái mời trầu nhau. (Trầu quế cũng là tên một loại trầu ở nước ta.)
  18. Nhân ngãi
    Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
  19. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  20. Đơn bạc
    Mỏng manh, ít ỏi. Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn.
  21. Đượm
    (Nói về chất đốt) Dễ bắt lửa, cháy tốt, đều và lâu.
  22. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  23. Mủ
    Mụ ấy.
  24. Địt
    Đánh rắm (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  25. Bố lái xe lu, mẹ duy tu, để thằng cu đứng đường
    Cảnh tiêu biểu của ngành giao thông thời bao cấp: Một nam lái xe lu, 2-3 nữ công nhân đang tưới nhựa đường, một thằng cu cởi truồng đứng nhìn.
  26. Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  27. Về thời tiết, hễ thấy trời u ám ở phía đông vì mây đen che phủ thì biết trời sắp mưa; về chế biến và sử dụng thực phẩm, hễ thấy dưa bắt đầu sậm màu thì biết là dưa sắp khú; còn về sinh lý phụ nữ, hễ thấy đầu vú thâm lại thì biết là đã có mang (theo học giả An Chi).
  28. Cội
    Gốc cây.
  29. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  30. Sim
    Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

    Hoa sim

    Hoa sim

    Quả sim

    Quả sim

  31. Đòng
    Bông lúa non, sẽ phát triển thành hoa rồi thành hạt lúa. Lúa trổ đòng (hoặc lúa đòng đòng) là lúa đã bắt đầu ra bông, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

    Lúa trổ đòng

    Lúa trổ đòng

  32. Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Vùng đồi gò phía bắc các huyện Tam Dương, Bình Xuyên lại theo dõi hoa quả (cây sim) để tính thời vụ.