Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  2. Vãng lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  3. Song le
    Nhưng mà (từ cũ).

    Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng
    Gác tình duyên cũ chẳng đường trông
    Song le hương khói yêu đương vẫn
    Phảng phất còn vương vấn cạnh lòng

    (Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)

  4. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  5. Chè tàu
    Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
  6. Cơi trầu
    Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.

    Cơi đựng trầu

    Cơi đựng trầu

  7. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Câu này thường dùng để chê kẻ ăn nói mò mẫm không căn cứ chắc vào đâu. Ban đầu không có nghĩa ấy. Mà lại có nghĩa ăn nói hợp hoàn cảnh, đúng lúc, khi ăn ốc nói đến chuyện đi mò ốc. Vì chính tục ngữ có câu: "Ăn ốc nói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay." (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
  9. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  10. Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Uống nhiều nước được coi là biểu hiện của làm việc nhiều, vì làm việc nhiều thì mồ hôi ra nhiều, cơ thể cần nước để bù lại. Lười biếng thì tìm cách trốn tránh công việc bằng mọi lí do mà lí do không thể trì hoãn là đại tiện.
  12. Cân già
    Trọng lượng thực tế nhiều hơn số đo trên cân một ít.
  13. Cân non
    Trọng lượng thực tế ít hơn số đo trên cân một ít.
  14. Vinh
    Tươi tốt, vẻ vang (từ Hán Việt).
  15. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  16. Chìa vôi
    Que để lấy vôi từ trong ống vôi và quẹt lên lá trầu, dùng khi ăn trầu.

    Ống vôi

    Ống vôi

  17. Trụ Vương
    Tên thật là Tử Thụ, vị vua cuối đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc, khét tiếng là một ông vua dâm đãng và tàn ác.
  18. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  19. Sông Gianh
    Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng TrongĐàng Ngoài.

    Một khúc sông Gianh

    Một khúc sông Gianh

  20. Đương
    Đang (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Chợ Ba Đồn
    Chợ ở Ba Đồn, thị trấn huyện lị của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược, trong đó đặc sắc nhất có lẽ là hàng thịt bò và món thịt chó.

    Mua bán thịt bò ở chợ Ba Đồn

    Mua bán thịt bò ở chợ Ba Đồn

  22. Chợ phiên
    Chợ họp có ngày giờ nhất định.