Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chợ Chì
    Ngôi chợ ở làng Chì, nay thuộc địa phận xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  2. Qua vườn cam chớ sửa mũ, qua vườn củ chớ sửa giày
    Qua vườn cam đưa tay sửa mũ người ta tưởng giơ tay hái trộm cam, qua vườn củ cúi xuống sửa giày người ta ngỡ đào trộm củ. Nghĩa bóng: Trong cuộc sống phải tế nhị, quan sát xung quanh để cư xử cho phù hợp.
  3. Mộ
    Tuyển.
  4. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  5. Cơ cầu
    Chắt chiu, tiết kiệm một cách khắt khe, hà khắc.
  6. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  7. Chum
    Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.

    Chum

    Chum

  8. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  9. Khác thể
    Chẳng khác nào, giống như.
  10. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  11. Giọt châu
    Giọt lệ, giọt nước mắt.
  12. Có bản chép: nhỏ.
  13. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  14. Ôm củi chữa lửa
    Có nguồn gốc từ thành ngữ Trung Quốc 抱薪救火 Bão tân cứu hỏa, chỉ việc trừ họa bằng phương pháp sai lầm, làm cho tai hại thêm lên.
  15. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  16. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Chợ Vạn
    Tên một ngôi chợ là trung tâm mua bán ngày xưa của phủ Tam Kỳ, nay là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tên "Chợ Vạn" đôi khi còn được dùng để chỉ Tam Kỳ.