Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  2. Sự đời
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  3. Có bản chép: Sự đời như cái lá đa. (Lá đa cũng là từ cũ chỉ bộ phận sinh dục nữ.)
  4. Chữ tác đánh chữ tộ, chữ ngộ thành chữ quá
    Tác 作 và tộ 祚, ngộ 遇 và quá 過 là các chữ Hán gần giống nhau, người đọc hay đọc nhầm. Thành ngữ này vì vậy chế giễu chữ nghĩa của học trò và mở rộng ra là sự nhầm lẫn hoặc dốt nát nói chung. Có bản chép: Chữ ngộ đánh chữ quá.
  5. Có bản chép: bảy ngày.
  6. Gio Linh
    Một huyện nhỏ của tỉnh Quảng Trị, từng là bờ Nam của vĩ tuyến 17, nơi chia đôi đất nước thành hai miền Bắc - Nam.
  7. Cái tréc
    Cái trách (phương ngữ miền Trung), từ dùng chỉ nồi đất dùng để kho cá.
  8. Ngò
    Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.

    Ngò

    Ngò

  9. Trách
    Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
  10. Rau má
    Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.

    Rau má

  11. Cau
    Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  12. Cò ke
    Một loài cây thân thảo. Có hai loại cò ke: loài dây leo và loài thân đứng. Quả cò ke khi chín có màu đen, vỏ nhẵn là món ăn đặc biệt ưa thích của các loài chim.

    Trái cò ke

    Trái cò ke

  13. Nói
    Hỏi cưới (phương ngữ).
  14. Phương Để
    Một xã nay thuộc địa phận xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
  15. Trí An
    Một xã nay là thôn Trí An thuộc xã Nam Hoa, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
  16. Kẹo kéo
    Một loại kẹo làm từ mật mía hoặc đường, trong có nhân đậu phộng. Kẹo kéo dẻo, được cuộn lại thành kẹo to và dài như cánh tay, bọc vải sạch hoặc nylon, khi ăn thì kéo ra một đoạn vừa phải (nên gọi là kẹo kéo). Kẹo kéo ngọt, thơm, rẻ, là một món quà vặt rất quen thuộc của trẻ em.

    Kẹo kéo

    Kẹo kéo

    Bán kẹo kéo

    Bán kẹo kéo

  17. Phàm phu
    Người (đàn ông) thô lỗ tục tằn (từ Hán Việt).
  18. Chè tàu
    Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
  19. Văn Phú
    Một làng chài ven sông Gianh, thuộc xã Quảng Văn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
  20. Bui
    Vui (phương ngữ Quảng Bình).
  21. Chệch
    Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  22. Hoài
    Uổng phí, mất đi một cách hoàn toàn vô ích do đem dùng vào việc không đáng hoặc không mang lại một kết quả nào cả.