Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bảo dưỡng
    Chăm sóc, nuôi nấng.
  2. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  3. Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  4. Có bản chép: Chàng đi.
  5. Làng Ghề
    Tên nôm của làng Yên Kỳ, xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội.
  6. Đường Lâm
    Tên nôm là làng Mía, cũng gọi là làng Đồng Sàng, một ngôi làng nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Làng nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn có tên là đất hai vua vì là quê hương của hai vị vua là Ngô Quyền và Phùng Hưng - hiện làng vẫn còn đền thờ hai vị vua này. Ngày nay, làng vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi... Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh. Tại làng còn có chùa Mía, ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất nước ta (287 tượng).

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm

    Chùa Mía

    Chùa Mía

  7. Đông Viên
    Tên một làng thuộc huyện Quảng Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Tại đây có món đặc sản chè Đông Viên, nấu bằng đậu đen cùng với "mật chè" và bột lọc làm bằng củ hoàng tinh.
  8. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  9. Năm 1882 có sao chổi mọc, người xưa cho là có điềm xấu hoặc chiến tranh xảy ra.
  10. Ngày 9 tháng 5 năm 1883 (Quý Mùi), tại Cầu Giấy (Hà Nội), quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích quân Pháp do Rivière chỉ huy trong cuộc chuyển quân từ Hà Nội về Phủ Hoài. Trận đánh xảy ra trong 3 tiếng đồng hồ với chiến thắng thuộc về quân Cờ Đen. Về phía Pháp, Rivière bị giết chết.

    Trận Cầu Giấy

    Trận Cầu Giấy

  11. Lang Sa
    Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
  12. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  13. Khái
    Con hổ.
  14. Lòi
    Lùm cây, bụi rậm (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  15. "Xanh cọng, nóng nác" chỉ việc luộc rau chưa chín. Cả câu ý nói hấp tấp, thiếu chín chắn thì dễ gặp tai vạ.
  16. Nồi nát chẳng khỏi tay thợ hàn
    Nhu cầu thế nào thì đều có sự đáp ứng thế ấy.
  17. Hàn vi
    Nghèo hèn (từ Hán Việt)
  18. Mai Hắc Đế
    Sinh vào cuối thế kỷ 7 ở Mai Phụ, Nam Đàn, Nghệ An, mất vào năm 722. Đa số các tài liệu ghi rằng tên thật của ông là Mai Thúc Loan, một số khác lại cho ông tên thật là Mai Phượng, tên tự là Mai Thúc Loan. Năm 713, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (tên vùng Nam Đàn, Nghệ An lúc bấy giờ) chống lại nhà Đường, đến tháng 4 thì xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế, xây dựng kinh đô Vạn An tại vùng Sa Nam, giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713-722). Năm 723, nhà Đường cho lực lượng lớn kéo sang đàn áp, Vạn An thất thủ. Có thuyết nói ông bị chém khi giáp trận với giặc, thuyết khác cho ông bị sát hại sau khi quân Đường chiếm được Vạn An, có thuyết lại nói trong khi rút quân, ông bị rắn độc cắn mà chết.

    Về tên hiệu của ông, một số sử sách chép rằng đó là do ông có làn da ngăm đen. Theo Việt điện u linh tập, theo thuyết Ngũ hành, Dịch lý thì màu đen tượng trưng cho nước, mà Mai Thúc Loan vốn xuất thân ở gia đình nấu muối vùng ven biển nên có thể ông lấy hiệu Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.

    Lễ hội đền vua Mai

    Lễ hội đền vua Mai

  19. Lý Thái Tổ
    Tên húy là Lý Công Uẩn (974-1028), vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Lý trong lịch sử nước ta, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (hay La Thành - ngày nay là Hà Nội) vào năm 1010 và đổi tên thành Thăng Long.

    Tượng đài Lý Thái Tổ

    Tượng đài Lý Thái Tổ

  20. Khi Lý Công Uẩn lên 3 tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến năm 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho người bạn là thiền sư Vạn Hạnh dạy dỗ.
  21. Khôn
    Khó mà, không thể.
  22. Than bọn
    Than đã cháy tàn thành tro.
  23. Gà cồ
    Gà trống lớn.
  24. Hạt tấm
    Mảnh vỡ từ hạt gạo.
  25. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  26. Ngò
    Còn gọi là ngò rí, rau mùi, loại rau có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơm và gia vị.

    Ngò

    Ngò

  27. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  28. Tiên Châu
    Tên một cửa biển thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm ở hạ lưu sông Cái, sát bên bờ biển. Tiên Châu là vùng đất có phong cảnh đẹp, đồng thời là một cảng biển sầm uất từ thế kỉ 17.
  29. Cầu Vạn Củi
    Tên một cây cầu nằm gần cửa biển Tiên Châu, Phú Yên. Có tên như vậy có lẽ vì bên bờ Nam của cầu, người dân thường làm nghề củi.
  30. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.