Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Kết tóc xe tơ
    Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.

    Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.

  2. Mắm
    Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
  3. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  4. Đồng bạc
    Tiền kim loại đúc bằng bạc, tỉ lệ pha chế là 90% bạc, nặng 27 gam, do Pháp cho lưu hành ở Đông Dương trước đây. Sau này, khi tái chiếm Đông Dương, Pháp cho đúc lọai tiền một đồng của Ngân hàng Đông dương, bằng hợp kim nhiều kền (nickel), quanh rìa có khía răng cưa nhỏ, to hơn và nặng hơn đồng tiền cũ.

    Đồng bạc Đông Dương

    Đồng bạc Đông Dương

  5. Đồng chì
    Tiền kim loại mệnh giá một xu do Pháp lưu hành ở Đông Dương khoảng năm 1936-1940, đúc bằng hợp kim có màu đen xám, mỏng, đường kính bằng một lóng tay, có lỗ tròn ở giữa.

    Đồng một xu

    Đồng một xu

  6. Buộc cổ mèo, treo cổ chó
    Chỉ người hà tiện, bủn xỉn.
  7. Tui
    Tôi (khẩu ngữ).
  8. Giọt châu
    Giọt lệ, giọt nước mắt.
  9. Tiên Sa
    Tên một bãi biển thuộc bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là bãi biển đẹp nổi tiếng, tương truyền ngày xưa tiên nữ thường bay xuống tắm, đồng thời có hai vị tiên ông cũng xuống đây chơi cờ. Hiện nay ngoài tiềm năng du lịch, Tiên Sa còn là một hải cảng quan trọng của Đà Nẵng.

    Càng Tiên Sa

    Càng Tiên Sa

  10. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Dòm
    Nhìn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Đãi đằng
    Tâm sự, giãi bày (từ cổ).
  13. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  14. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  15. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  16. Chìu
    Chiều (cách phát âm một số vùng Trung và Nam Bộ).
  17. Bình dân học vụ
    Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang

    Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.

    Bình dân học vụ

    Bình dân học vụ

  18. Tàu
    Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
  19. Tô mộc
    Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.

    Cây vang

    Cây vang

    Gỗ vang

    Gỗ vang

  20. Nghệ
    Một loại cây thuộc họ gừng, mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới, nơi có độ ẩm và lượng mưa thích hợp. Dân gian dùng nghệ để làm thuốc hoặc làm gia vị cho các món ăn.

    Củ nghệ

    Củ nghệ

  21. Quần áo cổ y
    Trang phục của nam giới, áo khá dài, cổ đứng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập (Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Nguyễn Đổng Chi chủ biên).
  22. Mười hai bến nước
    Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng “Con gái mười hai bến nước” là: “Thân con gái như chiếc đò, hoặc gặp bến trong, hoặc mắc bến đục, hoặc đưa người tốt, hoặc đưa người xấu, may thì nhờ, rủi thì chịu. Nói mười hai bến là nói cho vần.”

    Mười hai bến nước, một con thuyền
    Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!

    (Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)

  23. Bể
    Biển (từ cũ).