Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
  2. Sông Bồ Đề
    Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  3. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  4. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  5. Lim
    Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  6. Lạt
    Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
  7. Gấm
    Một loại vải dệt từ tơ tằm có nền dày, bóng. Nền gấm thường có hoa văn hay chữ Hán với màu sắc sặc sỡ bằng kim tuyến, ngân tuyến được dệt như thêu. Một tấm gấm thường có nhiều màu, phổ biến là năm màu hay bảy màu, gọi là gấm ngũ thể hay thất thể. Do sợi ngang (tạo hoa nổi lên trên) và sợi dọc (tạo nền chìm ở dưới) đều được nhuộm màu nên khi dưới những góc nhìn khác nhau, gấm sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Gấm có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ nên ngày xưa chỉ dành may y phục của vua chúa và quan lại, thường dân không được dùng.

    Gấm

    Gấm

  8. Sãi
    Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
  9. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  11. Bánh bỏng gạo
    Cũng gọi là bánh cốm (phân biệt với cốm ở miền Bắc), một loại bánh dân dã làm từ gạo nếp nổ kết với nhau bằng đường thắng hoặc mật mía. Bánh ăn giòn, thơm, có vị ngọt nhẹ.

    Bánh bỏng gạo

    Bánh bỏng gạo

  12. Cốm hai lu
    Một kiểu bán bánh cốm đặc trưng của các o ở Huế ngày trước: chứa cốm trong hai cái lu lớn gánh đi bán.
  13. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  14. Chụp bụp
    To mà ngắn.
  15. Ác là
    Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.

    Bồ các (ác là)

    Ác là

  16. Nác
    Nước (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  17. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  19. Ăn đong
    Ăn bằng gạo mua từng bữa vì túng thiếu.
  20. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  21. Con người méo mó mới có đồng tiền
    Kiếm được đồng tiền phải trả giá về nhân cách, hình hài.
  22. Đất họ Lê, nghề họ Vũ
    Câu tục ngữ lưu truyền ở làng Chè (kẻ Rỵ), làng nghề đúc đồng của tỉnh Thanh Hóa. Có thuyết cho rằng, nghề đúc đồng làng Chè có từ thời Lý, do đức thánh Khổng Minh Không truyền nghề cho hai anh em ruột người họ Vũ. Hai ông này mang nghề về truyền lại cho bà con trong làng. Còn theo cuốn Lê gia chính phả của dòng họ Lê Kẻ Rỵ thì người có công khai phá vùng đất này là Bộc xạ tướng công Lê Lương ở vào thời Tiền Lê.
  23. Mẻ đèn
    Đồ dùng có dạng như chiếc đĩa đáy sâu, to bằng chiếc nón, có quai treo lên bốn cột sân khấu, trong đựng dầu phộng hoặc dầu dừa để đốt chiếu sáng trong những buổi hát bội ngày trước. Người chuyên trông coi mẻ đèn cũng gọi là mẻ đèn.
  24. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
  25. Nuôi con không phép kể tiền cơm
    Nuôi con là bổn phận tự nhiên của cha mẹ.
  26. Xấu máu đòi ăn của độc
    Xấu máu chỉ đàn bà con gái ốm yếu, kinh nguyệt không đều. Người xấu máu mà ăn của độc, thì bệnh sẽ nặng thêm, người càng ốm yếu. Nghĩa bóng câu này muốn nói người ở địa vị thấp mà đòi danh vọng cao, người bất tài mà đòi làm việc lớn.
  27. Chà
    Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là (cành nè, cây nè).

    Dỡ chà

    Dỡ chà

  28. Vải lĩnh
    Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao
    Lưng đeo dải yếm đào
    Quần lĩnh, áo the mới
    Tay cầm nón quai thao

    (Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)

    Vải lãnh Mỹ A

    Vải lãnh Mỹ A

  29. Canh trì
    Nuôi cá (trì 池: cái ao).
  30. Canh viên
    Làm vườn (viên 園: vườn).
  31. Canh điền
    Làm ruộng (điền 田: ruộng).
  32. Mầu mộng
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mầu mộng, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  33. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  34. Ngã lăn thần tướng
    Ngã lăn quay ra đất (cách nói của Nam Bộ).
  35. Vô hồi
    Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).