Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  2. Nhái bén
    Loài nhái có cơ thể nhỏ bé, chân mảnh, lưng thường có màu xanh lá cây. Ban ngày, loài này thường ẩn nấp trong các bụi cây, đến tối mới nhảy ra tìm mồi. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng.

    Con nhái bén

    Con nhái bén

  3. Kèo
    Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  4. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  5. Văn mình, vợ người
    Do câu Tự kỉ văn chương, tha nhân thê thiếp, nghĩa là văn của mình (thì hay), vợ của người khác (thì đẹp).
  6. Tứ mã phân thây
    Hay tứ mã phanh thây, một hình phạt thời phong kiến. Tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa và bị kéo cho đến khi đứt rời ra, chảy máu cho đến chết. Hình phạt này còn có một biến thể là ngũ mã phân thây với sợi dây thứ năm cột vào cổ.
  7. Giày
    Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra.
  8. Bủa
    Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
  9. Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

    Nghe một bài hò mái nhì.

  10. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  11. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  12. Cơm tấm
    Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.

    Cơm tấm

    Cơm tấm

  13. Ăn ít ngon nhiều
    Ăn ít thì thấy ngon miệng, ăn nhiều quá thì thấy ngán, mất ngon. Nghĩa bóng câu này có ý nói: không nên quá tham lam.
  14. Mai
    Buổi sáng.
  15. Tày
    Bằng (từ cổ).
  16. Lý Lệ Hoa
    Tên nữ diễn viên Trung Quốc, nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 qua các bộ phim Hồng Công.

    Lý Lệ Hoa

    Lý Lệ Hoa

  17. Bata
    Một hiệu giày của Tiệp Khắc, nổi tiếng với mẫu giày vải rất phổ biến ở nước ta ngày trước, đến nỗi người ta gọi tất cả các loại giày vải là giày bata.

    Một mẫu quảng cáo giày Bata trên báo xưa

    Một mẫu quảng cáo giày Bata trên báo xưa

  18. Vespa
    Một nhãn hiệu xe máy nổi tiếng của Ý, khá phổ biến ở miền Nam trước 1975.

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

  19. Catinat
    Đọc là ca-ti-na, tên một con đường ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, sau 1954 đổi thành đường Tự Do, từ 1975 tới nay là đường Đồng Khởi, thuộc quận 1.

    Đường Catinat xưa

    Đường Catinat xưa

  20. Chữ tác đánh chữ tộ, chữ ngộ thành chữ quá
    Tác 作 và tộ 祚, ngộ 遇 và quá 過 là các chữ Hán gần giống nhau, người đọc hay đọc nhầm. Thành ngữ này vì vậy chế giễu chữ nghĩa của học trò và mở rộng ra là sự nhầm lẫn hoặc dốt nát nói chung. Có bản chép: Chữ ngộ đánh chữ quá.