Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Cai
    Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.

    Lính lệ

    Lính lệ

  2. Xoàn
    Kim cương (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Nghè
    Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
  4. Cựu
    Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  5. Lắng
    Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
  6. Đếch, đác, ghe, đồ đều là các từ dân gian chỉ bộ phận sinh dục nữ.
  7. Lẫm
    Nhà chứa thóc, có chỗ đọc trại thành lậm.
  8. Cỏ tranh
    Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

    Nhà dài Ê Đê lợp tranh

  9. Lạc
    Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.

    Hạt lạc (đậu phộng)

    Hạt lạc (đậu phộng)

  10. Hộ
    Nhà cửa (từ Hán Việt).
  11. Hôn
    Lễ cưới, việc cưới hỏi (chứ Hán 昏).
  12. Điền
    Ruộng đất (chữ Hán 田).
  13. Thổ
    Đất đai (từ Hán Việt).
  14. Câu này có ý nói những việc xích mích về nhà cửa, cưới hỏi, ruộng vườn, đất đai sinh ra thù oán muôn đời.
  15. Bàu E
    Một bàu nước ở Xuân Trì, nay thuộc địa phận xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  16. Cá chép
    Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Cá chép

    Cá chép

  17. Cá mè
    Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.

    Cá mè

    Cá mè

  18. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  19. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  20. Nguyệt
    Mặt trăng (từ Hán Việt).
  21. Thủy chung
    Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
  22. Tầm phơ tầm phất
    Từ chỉ những sự vật hoặc sự việc không có nghĩa lí gì.
  23. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  24. Phòng loan
    Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.

    Người vào chung gối loan phòng
    Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài

    (Truyện Kiều)

  25. Khởi lai
    Trỗi dậy, như khi đang nằm thì ngồi dậy (từ Hán Việt).
  26. Minh bạch
    Rõ ràng (từ Hán Việt).
  27. Gá tiếng
    Cất tiếng (phương ngữ). Còn nói gá lời.
  28. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  29. Khứ lai
    Đi lại (từ Hán Việt).
  30. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  31. Tầm
    Tìm (từ Hán Việt)
  32. Sò huyết
    Một loại sò, có tên như vậy vì có huyết đỏ. Sò huyết là một loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như sò huyết nướng, cháo sò huyết... Ngày xưa sò huyết còn dùng để tiến vua.

    Sò huyết

    Sò huyết

  33. Bãi Ngao
    Tên một phần thuộc xã An Hiệp, huyện Tuy An của đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. Có tên như vậy vì ở đây rất nhiều nghêu sò, đặc biệt là sò huyết, một đặc sản của đầm Ô Loan.

    Đầm Ô Loan

    Đầm Ô Loan

  34. Đá Trắng
    Một ngọn núi nay thuộc xã An Dân, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Tại đây có chùa Đá Trắng (Bạch Thạc Tự, hoặc chùa Từ Quang) được xây dựng từ năm 1797, xung quanh là một vườn trồng giống xoài quý cũng có tên là xoài Đá Trắng. Tương truyền, xoài Đá Trắng trái nhỏ, vỏ mỏng, cùi ngọt lịm, để được lâu, hương không phai, mùa quả chín, mùi thơm đặc trưng bay xa vài trăm mét. Đặc biệt, các giống xoài khác khi ra hoa màu vàng, xoài Đá Trắng xưa thì hoa màu trắng và duy chỉ những cây trồng trong khuôn viên chùa thì quả mới có những đặc điểm quý hiếm kia. Thời Nguyễn đây là vật phẩm tiến vua. Mỗi năm vào tết Đoan Ngọ tỉnh Phú Yên phải dâng vua từ 1000 đến 2000 quả xoài.

    Chùa Đá Trắng

    Chùa Đá Trắng