Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chợ Lường
    Tên dân gian của chợ Đô Lương, một ngôi chợ nay thuộc địa phận huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thời Pháp thuộc, chợ là địa điểm tập trung dân phu để đi làm đường. Đến bây giờ, chợ Lường vẫn được coi như là biểu tượng của cảnh bán buôn sầm uất, tấp nập trong vùng.
  2. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  3. Lụa sồi
    Lụa dệt bằng tơ tằm nhưng sợi thô, nếu sợi dệt xe đôi thì gọi là sồi xe, khác với lụa tơ tằm được dệt bằng tơ tằm sợi nhỏ nên mỏng, mềm và mịn hơn.
  4. Hàng xén
    Cửa hàng tạp hóa hoặc gánh hàng chuyên bán những thứ vặt vãnh như kim, chỉ, đá lửa, giấy bút...

    Những cô hàng xén răng đen
    Cười như mùa thu tỏa nắng
    (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

  5. Ngong
    Ngóng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  6. Trửa
    Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  7. Chộ
    Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  8. Hồng
    Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  9. Mấu
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mấu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  10. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Bòng
    Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  12. Trên răng dưới dái
    Chỉ (người đàn ông) nghèo khổ hoặc vô tích sự, không có gì ngoài những thứ có sẵn (răng và dái).
  13. Cát tút
    Vỏ đạn, tiếng lóng chỉ dương vật. Từ này có gốc từ từ tiếng Anh cartouche, cũng được phiên âm thành ca tút hoặc cà tút.
  14. Đàn ông bán nhà, đàn bà bán lợn
    Mỗi người có một sở trường, một khả năng riêng.
  15. Chổng
    Giơ ngược một bộ phận nào đó lên cao.
  16. Nông vụ
    Vụ mùa làm ruộng (từ Hán-Việt).
  17. Nông vụ chí kì
    Đến mùa làm nông (lúa, ngô...).
  18. Phòng không
    Buồng trống không có ai, ý nói ở vậy, không lấy vợ hay chồng.
  19. Thủ tiết
    Giữ trọn tiết nghĩa. Từ này thường được dùng cho người phụ nữ giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
  20. Cơm khê
    Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
  21. Cháo hoa
    Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.

    Cháo hoa

    Cháo hoa

  22. Nồi bảy, nồi ba
    Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
  23. Có bản chép: số thờ (số vai để thờ, không phải để gánh gồng, làm việc).
  24. Bài này có nhiều câu tương tự với bài "Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần."
  25. Trắc
    Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...

    Khay gỗ trắc khảm xà cừ

    Khay gỗ trắc khảm xà cừ

  26. Đinh lăng
    Còn có tên là cây gỏi cá, một loài cây nhỏ thường được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Ngoài ra, lá đinh lăng cũng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn rất ngon như gỏi cá, bánh xèo, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc...

    Một nhánh đinh lăng

    Một nhánh đinh lăng

  27. Họa phúc vô môn
    Trích từ một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám "Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu" (chuyện lành chuyện dữ đều không có cửa đến, mà chỉ do người tự chuốc lấy).
  28. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  29. Ông Táo
    Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."

    Táo quân (tranh dân gian)

    Táo quân (tranh dân gian)

  30. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  31. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng

  32. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  33. Xí gạt
    Lừa gạt nhưng chỉ để cho vui, không ác ý (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  34. Mắc
    Bận làm một việc gì đó (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  35. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  36. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  37. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  38. Bạn
    Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  39. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  40. Lính thú
    Lính đi đóng đồn, canh phòng ở các vùng biên giới.
  41. Ải
    Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.

    Ải Chi Lăng

    Ải Chi Lăng

  42. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  43. Bảy bồ cám, tám bồ bèo
    Nhiều công sức, nhất là công sức nuôi dưỡng.