Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Kim Đê
    Tên Nôm là Kẻ Đê, một làng thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Nghi thức lấy nước ở đình Kim Đê

    Nghi thức lấy nước ở đình Kim Đê

  2. Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2012): Xưa kia con gái Kim Đê (Kẻ Đê) bạo dạn có tiếng, bắt nạt cả con trai. Lệ cưới hỏi ở Kim Đê rất nhẹ nhàng, chỉ cần nhà trai có cơi trầu đến dạm là từ đấy nhà trai có công việc gì, dù chưa cưới, cô dâu cũng sang lo liệu giúp, xong lại về nhà mình.
  3. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  4. Chạ
    Hỗn tạp, chung lộn.
  5. Ở miền Bắc khoảng tháng 7-8 âm lịch nếu thấy phía đông có mây đen, phương tây có ráng đỏ, lại thấy gió heo may nổi lên thì trời sắp có mưa bão.
  6. Hộ
    Nhà cửa (từ Hán Việt).
  7. Hôn
    Lễ cưới, việc cưới hỏi (chứ Hán 昏).
  8. Điền
    Ruộng đất (chữ Hán 田).
  9. Thổ
    Đất đai (từ Hán Việt).
  10. Câu này có ý nói những việc xích mích về nhà cửa, cưới hỏi, ruộng vườn, đất đai sinh ra thù oán muôn đời.
  11. Rồng
    Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.

    Rồng thời Lý

    Rồng thời Lý

  12. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  13. Gành Hàu
    Địa danh nay thuộc thôn Tân Hòa, xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phía ngoài Gành Hàu là cù lao Mái Nhà.
  14. Bạc Liêu
    Một địa danh thuộc miền duyên hải Nam Bộ. Vùng đất này từ xưa đã là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau: người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Tên gọi “Bạc Liêu,” đọc giọng Triều Châu là "Pô Léo," có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Ý kiến khác lại cho rằng "Pô" là "bót" hay "đồn," còn "Liêu" có nghĩa là "Lào" (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào. Người Pháp thì căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu mà gọi vùng đất này là Pêcherie-chaume có nghĩa là "đánh cá và cỏ tranh."
  15. Huê
    Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
  16. Giã ơn
    Cảm tạ ơn.

    Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
    (Nhị Độ Mai)

  17. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  18. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  19. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  20. Chỉ điều
    Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
  21. Câu Mang
    Còn có tên là thần Câu Long, vị thần mùa xuân trong văn hóa Trung Hoa. Ở nước ta, từ đời vua Lý Thánh Tông trở về sau cũng có tục thờ thần Câu Mang. Vào thời nhà Nguyễn, hằng năm, triều đình và nhân dân có tục rước thần Câu Mang tượng trưng bằng đứa trẻ chăn trâu đứng cạnh con trâu. Năm nào được mùa thì đứa trẻ đi bằng cả hai chiếc giày, năm nào mất mùa thì chỉ đi một chiếc giày. Các triều vua Nguyễn đều tổ chức tế và rước con trâu và Mang thần bằng đất. Tuy nhiên, từ triều vua Khải Định trở về sau con trâu và đứa trẻ chỉ vẽ vào vải để tế và rước.

    Lễ tế trâu dưới thời Nguyễn

    Lễ tế trâu dưới thời Nguyễn

  22. Châu Trần
    Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.

    Thật là tài tử giai nhân,
    Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.

    (Truyện Kiều)

  23. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  24. Sữa hươu
    Ý nhắc một chuyện trong Nhị Thập Tứ Hiếu: Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sữa, vắt lấy đem về dâng cho cha mẹ. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn, Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.

    Diễm Tử tìm sữa hươu cho cha mẹ

    Diễm Tử tìm sữa hươu cho cha mẹ

    Việt Nam ta cũng có bài vọng cổ Vắt sữa nai nuôi mẹ nhưng có nội dung hoàn toàn khác.

  25. Nhạc mẫu
    Mẹ vợ (từ Hán Việt).