Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Súng hai nòng
    Loại súng trường có hai ống, một ống hơi và buồng súng ghép song song nhau. Người ta cũng gọi súng này là súng hai lòng, nên cụ Nguyễn Đình Chiểu gọi là súng song tâm.

    Các bậc sĩ nông công cổ, liều mang tai với súng song tâm
    Mấy nơi tổng lý xã thôn, đều mang hại cùng cờ tam sắc
    (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)

  2. Ba ngầu
    Hay ba ngù, hung dữ, lầm lì (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Căn nợ
    Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.
  4. Bồng bồng
    Bồng khoai, có nơi gọi là dải khoai, ngó khoai - một phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa (giống khoai thường trồng dưới nước, ven bờ ao hồ, để lấy thân và lá nấu cám cho lợn ăn). Khi dùng bồng bồng để nấu canh cho người ăn, trước hết phải ngắt ra từng đoạn ngắn rồi ngâm nước muối cho hết ngứa.

    Canh bồng nấu tôm

  5. Có bản chép: sớm hôm.
  6. Vọng Phu
    Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
  7. Núi Nhồi
    Một ngọn núi nay thuộc địa phận thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có một cột đá cao khoảng 20 m, giống hình một người phụ nữ bế con, nhân dân gọi là Hòn vọng phu. Dưới chân núi Nhồi là làng Nhồi (gồm có Nhồi Thượng và Nhồi Hạ) có nghề chạm khắc đá từ thời nhà Lý.

    Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi Nhồi (ảnh: Lê Dậu)

    Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi Nhồi (ảnh: Lê Dậu)

  8. Chinh phụ
    Vợ của người đi ra trận (từ Hán Việt).
  9. Cù lao Mây
    Sau còn có tên là cù lao Lục Sĩ Thành thuộc xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tại đây có nghề làm bánh tráng truyền thống nổi tiếng.

    Bánh tráng cù lao Mây

    Bánh tráng cù lao Mây

  10. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  11. Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Chỉ tình cảnh khốn khó những năm mất mùa, đói kém.
  13. Có bản chép: nứa.
  14. Trương Nghi
    (? - 309 TCN) Một biện sĩ nổi tiếng thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông người nước Ngụy, sau khi học du thuyết với thầy Quỷ Cốc Tử thì đi chu du thiên hạ. Khi ở Sở, có lần vì bị nghi lấy trộm ngọc nên ông bị đánh đập tra khảo. Vợ ông trách ông vì du thuyết mà mang vạ. Ông hỏi vợ "Lưỡi ta còn không?" Vợ trả lời "Còn." Ông cười mà rằng "Vậy là tốt rồi." Sau ông đề xướng chính sách Liên hoành, chống lại việc Hợp tung của Tô Tần và Công Tôn Diễn, làm nên nghiệp lớn.
  15. Tô Tần
    (? – 285 TCN) Tự là Quý Tử, cũng gọi là Tô Tử, một nhà du thuyết nổi danh thời Chiến quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông chủ trương Hợp tung (sáu nước liên kết chống Tần) thành công, và được phong là Lục quốc Tể tướng (tể tướng sáu nước). Sau ông bị đâm chết ở Tề.
  16. Tái thế
    Sống lại (từ Hán Việt).
  17. Thuyền quyên
    Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟  tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.

    Trai anh hùng, gái thuyền quyên
    Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng

    (Truyện Kiều)

  18. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  19. Cù Lao
    Một cụm núi thấp gồm 5 hòn lớn nhỏ liền nhau, nằm bên bờ sông Cái Nha Trang, trên núi có tháp Bà Po Nagar.

    Tháp Bà nhìn từ xa

    Tháp Bà nhìn từ xa

  20. Rế
    Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.

    Đan rế

    Đan rế

  21. Rươi
    Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.

    Con rươi

    Con rươi

  22. Thả vỏ quýt ăn mắm rươi
    Kinh nghiệm dân gian, vỏ quýt giúp món rươi thơm ngon hơn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa rươi.
  23. Đồ
    Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
  24. Dồi
    Đánh phấn cho dính vào da.
  25. Theo Lê Gia trong 1575 thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm: Thói thường, nếu có phương tiện tốt thì ai cũng muốn đưa ra mà khoe để làm đẹp mặt chứ không ai để dùng vào chỗ thầm kín và ti tiện.
  26. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  27. Cơm tấm
    Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.

    Cơm tấm

    Cơm tấm

  28. Mắm nêm
    Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...

    Mắm nêm Bình Thuận

    Mắm nêm Bình Thuận