Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ví bằng
    Nếu, giả sử (ít dùng hoặc chỉ thường được dùng trong văn chương).

    Ví bằng thú thật cùng ta
    Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên

    (Truyện Kiều)

  2. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  3. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  4. Sóc Trăng
    Một tỉnh ven biển nằm ở hạ nguồn sông Hậu, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với chùa Đất Sét và chùa Dơi. Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ," "cõi," Kh'leang là "kho," "vựa," "chỗ chứa bạc." Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng.

    Chùa Dơi

    Chùa Dơi

  5. Kế Sách
    Địa danh nay là một huyện của tỉnh Sóc Trăng.
  6. Ba Rinh
    Địa danh nay là một ấp thuộc xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
  7. Xà Mo
    Cũng gọi là Bưng Xà Mo, một vùng trồng lúa trước đây ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
  8. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  9. Má hồng
    Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.

    Phận hồng nhan có mong manh
    Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương

    (Truyện Kiều)

  10. Thuốc bắc
    Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  11. Đông phòng
    Căn phòng ở hướng đông.
  12. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  13. Kết nguyền
    Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
  14. Quáng gà
    (Mắt) nhìn không rõ vào ban đêm hay trong điều kiện thiếu ánh sáng, như lúc chiều tối.
  15. Láng
    Vùng đất thấp, đôi khi ngập nước, có nhiều đầm, ao hồ, sông rạch. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, "láng" có nghĩa là đầm, đìa. Trong tiếng Việt, từ này thường được ghép với một từ khác để chỉ địa danh: Láng Sen (Đồng Tháp Mười), Láng Le (Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh), Láng Cò...

    Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Đồng Tháp Mười, Long An

    Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Đồng Tháp Mười, Long An

  16. Bưng
    Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
  17. Chân
    Thật, không giả dối (từ Hán Việt). Người Trung và Nam Bộ phát âm thành chưn.
  18. Quân thần
    Đạo vua tôi, một trong tam cương theo quan niệm Nho giáo về đạo lí thời phong kiến.
  19. Bài ca dao thực ra là hai câu thơ trích trong tập thơ Nôm có tựa Trần Quản Cơ dữ Gia Nghị Binh nói về Trần Văn Thành, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa. Tập thơ do một tu sĩ tên Vương Thông thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương viết (sinh thời Trần Văn Thành có tham gia giáo phái này). Xem thêm về Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa trên Wikipedia.
  20. Nhân
    Lòng tốt, lòng yêu thương người.
  21. Mai dong
    Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Chưn
    Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  23. Dầu cù là
    Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.

    Dầu cù là

    Dầu cù là

  24. Dầu cù là Ông Tiên
    Một nhãn hiệu dầu cù là rất phổ biến ở miền Nam trước đây.
  25. Hun
    Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  26. Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

    Nghe một bài hò mái nhì.

  27. Phỉ dạ
    Thỏa lòng, thỏa mãn.
  28. Trển
    Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
  29. Ngàn
    Rừng rậm.
  30. Thuyền hai
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thuyền hai, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  31. Trúc
    Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

    Tranh thủy mặc vẽ trúc

  32. Hiệp
    Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
  33. Mai
    Cây cùng loại với tre, gióng dài, thành dày, đốt lặn, lá rất to, dùng làm nhà, làm ống đựng nước...

    Gốc mai và măng mai.

    Gốc mai và măng mai.

  34. Sum hiệp
    Sum họp (phương ngữ Nam Bộ).
  35. Tui
    Tôi (khẩu ngữ).
  36. Bàu
    Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

  37. Tham phú phụ bần
    Vì ham giàu (phú) mà phụ bạc người nghèo khó (bần).
  38. Châu Trần
    Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.

    Thật là tài tử giai nhân,
    Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.

    (Truyện Kiều)

  39. Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân
    Tạm dịch: Nghèo giữa chợ đông ai thèm hỏi, giàu tại rừng sâu lắm kẻ thăm. Tùy theo dị bản mà trong câu này chữ "vấn" có thể thành chữ "đáo," "thâm sơn" thành "lâm sơn," "hữu viễn thân" thành "hữu khách tầm" vân vân.
  40. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).