Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Căn
    Gốc rễ (chữ Hán). Khái niệm căn thường được gặp trong lí thuyết Phật giáo, chỉ những điều căn bản, gốc rễ của nhận thức, sự việc.

    Thiện căn ở tại lòng ta
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
    (Truyện Kiều)

  2. Nửa lừng
    Nửa lưng chừng (phương ngữ Nam Bộ).
  3. Yếm
    Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

    Yếm đào bên sen trắng - Tranh Phạm Mai Châu

  4. Bói cá
    Tên chung của một số loài chim săn mồi có bộ lông rất sặc sỡ. Thức ăn chính của bói cá là cá, nhưng chúng có thể ăn cả các động vật nhỏ như ếch nhái, tôm, côn trùng, thằn lằn... Bói cá còn có các tên gọi khác như chim thầy bói, trả, tra trả, sả, thằng chài...

    Chim bói cá

    Chim bói cá

  5. Cây sưng
    Một loài cây có gai (nên cũng gọi là cây gai sưng), lá có thể dùng nấu canh hoặc làm món xào.

    Gai sưng

    Gai sưng

  6. Nốc
    Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
  7. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Gạo tám xoan
    Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.

    Gạo tám xoan Hải Hậu

    Gạo tám xoan Hải Hậu

  9. Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
    Thành ngữ Hán Việt, có nghĩa là: Một lời đã nói ra thì (cỗ xe) bốn ngựa cũng khó mà đuổi kịp. Trong tiếng Việt, thành ngữ này thường được dịch thành "Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi" hoặc "Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo."
  10. Dằm
    Dấu vết chỗ ngồi, nằm, hay để đặt vật gì.
  11. Đọi
    Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  12. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  13. Đình
    Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  14. Hạc đầu đình
    Chim hạc trong điêu khắc trang trí đình làng, trên mái đình, hoặc tượng hạc đặt trong chính điện. Tượng hạc đứng trên lưng rùa thường được đặt bên bàn thờ Thành hoàng ở đình làng.

    Tượng rùa đội hạc

    Tượng rùa đội hạc

  15. Hương án
    Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.

    Hương án trong đền thờ Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc

    Hương án trong đền thờ Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc

  16. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  17. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  18. Dâu tằm
    Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  19. Có bản chép: bứt.
  20. Liềm
    Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.

    Cái liềm

    Cái liềm

  21. Gióng
    Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.

    Quang gánh

    Quang gánh

  22. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Quần áo cổ y
    Trang phục của nam giới, áo khá dài, cổ đứng hơi cao, có lẽ cũng từ miền Bắc du nhập (Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh - Nguyễn Đổng Chi chủ biên).
  24. Ghè
    Đồ đựng (nước, rượu, lúa gạo) làm bằng đất hoặc sành sứ, sau này thì có làm bằng xi măng.

    Cái ghè

    Cái ghè

  25. Tao khang
    Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
  26. Phụng loan
    Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượngloan.
  27. Trúc mai
    Trong văn chương, trúc và mai thường được dùng như hình ảnh đôi bạn tình chung thủy, hoặc nói về tình nghĩa vợ chồng.

    Một nhà sum họp trúc mai
    Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông

    (Truyện Kiều)

  28. Đá mài
    Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.

    Mài dao kéo

    Mài dao kéo

  29. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  30. Lèn
    Núi đá vôi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  31. Chuột, là con giáp đứng đầu trong mười hai cung hoàng đạo dùng để tính thời gian và tính lịch cổ truyền của Việt Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc. Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
  32. Sửu
    Con trâu, là con giáp thứ hai trong mười hai cung hoàng đạo dùng để tính thời gian và tính lịch cổ truyền của Việt Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc. Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
  33. Dần
    Con hổ, là con giáp đứng thứ ba trong mười hai cung hoàng đạo dùng để tính thời gian và tính lịch cổ truyền của Việt Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc. Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
  34. Chỉn
    Vốn là, thật là. Theo học giả An Chi, từ này bắt nguồn từ chữ Hán chân 真 (vốn là, nguyên là).
  35. Mẹo
    Còn gọi là Mão, chỉ con mèo, là con giáp đứng thứ tư trong mười hai cung hoàng đạo dùng để tính thời gian và tính lịch cổ truyền của Việt Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc. Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
  36. Thìn
    Con rồng, là con giáp đứng thứ năm trong mười hai cung hoàng đạo dùng để tính thời gian và tính lịch cổ truyền của Việt Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc. Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
  37. Thiên cung
    Cung điện trên trời, cũng gọi là thiên đình. Theo thần thoại Trung Quốc và một số nước Đông Á (trong đó có Việt Nam), trên trời có cung điện cho Ngọc Hoàng và các thần thánh ăn ở, vui chơi và trông coi mọi việc trong vũ trụ.
  38. Đằng vân giá vũ
    Cưỡi mưa, đè mây (chữ Hán). Thường dùng để chỉ sự đi lại của thần tiên.
  39. Phượng cầu hoàng
    Nghĩa là "chim phượng trống tìm chim phượng mái," một khúc đàn được Tư Mã Tương Như gảy để tỏ tình với Trác Văn Quân. Ðây là một khúc đàn tình tứ lãng mạn:

    Phượng hề phượng hề quy cố hương
    Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng
    Thời vị ngô hề vô sở tương
    Hữu diện thục nữ tại khuê phường
    Thất nhĩ ngân hà, sầu ngã trường
    Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
    Tương hiệt ương hề cộng cao tường

    Trong Bích Câu Kỳ ngộ có câu:

    Cầu hoàng tay lựa nên vần
    Tương Như lòng ấy Văn Quân lòng nào

  40. Đèn xanh, quyển vàng
    Ngọn đèn màu xanh, sách bìa vàng. Đây là hình ảnh hoán dụ chỉ sự học hành ngày trước.

    Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng
    Bốn con làm lính, bố làm quan

    (Quan tại gia - Tú Xương)

  41. Gia Lâm
    Địa danh nay là một huyện ngoại thành, ở về phía Đông của thành phố Hà Nội. Tại đây nổi tiếng với làng gốm Bát Tràng, đồng thời là quê hương của hai nhân vật trong Tứ Bất Tử: Chử Đồng Tử và Thánh Gióng, cùng với nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử khác: Nguyên phi Ỷ Lan, Ngọc Hân công chúa, Lý Thường Kiệt...
  42. Phú Thị
    Tên Nôm là Sủi, tên Hán Việt là Thổ Lỗi, nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây một làng cổ có từ thời Lý-Trần, quê hương của Nguyên phi Ỷ Lan và thi hào Cao Bá Quát. "Sủi" là một từ Việt cổ, có biến âm là Lỗi (hay Luỗi), nên sau được Hán Việt hóa thành Thổ Lỗi. Tại đây có lễ hội làng Sủi, diễn ra trong ba ngày từ 1 đến 3/3 âm lịch, để tưởng nhớ đến công đức của Nguyên phi Ỷ Lan và Tướng quân Đào Liên Hoa.
  43. Đình Dù
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
  44. Lạc Đạo
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
  45. Xuân Đào
    Địa danh nay là một thôn thuộc xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.