Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  2. Áo ngũ thân
    Một kiểu áo truyền thống của phụ nữ miền Bắc. Áo ngũ thân (năm thân, năm tà) cũng giống như áo tứ thân, nhưng kín thân trước vì hai vạt trước được may liền thành một vạt lớn, như vạt sau. Vạt nằm phía bên trái gọi là vạt cả, rộng gấp đôi vạt để bên trong phía bên phải, gọi là vạt con. Hai vạt nối nhau nhờ bâu (cổ) áo, cao cỡ 2 - 3cm, cài kín lại bằng năm cái khuy. Khi mặc, các cô thường chỉ gài bốn khuy, để hở khuy cổ, khoe cái cổ cao "ba ngấn" của mình. Thường thì con nhà giàu, nhà quyền quý mặc áo ngũ thân để phân biệt với tầng lớp nghèo hơn mặc áo tứ thân.

    Áo ngũ thân

    Áo ngũ thân

  3. Rạ
    Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.

    Mái rạ

    Mái rạ

  4. Quản
    E ngại (từ cổ).
  5. Vô hồi
    Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).
  6. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  7. Giả đò
    Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  9. Hạ bạn
    Ruộng thấp, chốn đồng bằng (từ Hán Việt).
  10. Vàng mười
    Vàng nguyên chất.
  11. Vàng bảy
    Vàng không tinh khiết có pha tạp các kim loại khác, chỉ được chừng bảy trên mười phần là vàng (so với vàng mười là vàng nguyên chất).
  12. “Ăn vô một bữa” chỉ việc nhồi bông vào gối.
  13. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  14. Có bản chép: nứa.
  15. Gà (từ Hán Việt).
  16. Gióng giả
    Sắp sửa (Việt Nam tự điển - Hội Khai Trí Tiến Đức).
  17. Mực Tàu
    Mực đen đóng thành thỏi, dùng mài vào nước để viết thư pháp (chữ Hán và gần đây là chữ quốc ngữ) bằng bút lông, hoặc để vẽ.

    Bút và nghiên mực Tàu

    Bút và nghiên mực Tàu

  18. Có bản chép: Mực tàu xứng bút.
  19. Hồ Sông Mực
    Còn có tên là hồ Bến Mẩy, một cái hồ thuộc vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đặc sản cá mè Sông Mực, có con nặng trên 30kg, thịt rất béo.

    Cá mè Sông Mực

    Cá mè Sông Mực

  20. Do Xuyên
    Một làng biển nay thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Do Xuyên có nghề làm nước mắm; từ lâu nước mắm Do Xuyên đã có tiếng tăm trong và ngoài tỉnh. Thời hưng thịnh của mắm Do Xuyên, cả làng có đến 300 hộ làng nghề.

    Làm nước mắm ở Do Xuyên

    Làm nước mắm ở Do Xuyên

  21. Âm phủ
    Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.

    Một hình vẽ âm phủ

    Một hình vẽ âm phủ

  22. Viền
    Về (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  23. Có bản chép: tòm tem.
  24. Tô Vũ
    Cũng gọi là Tô Võ, một nhà ngoại giao dưới triều Hán Vũ Đế ở Trung Quốc, nổi tiếng qua điển tích Tô Vũ mục dương (Tô Vũ chăn dê). Theo đó, Tô Vũ đi sứ Hung Nô, do làm phật ý vua Hung Nô nên bị giam cầm, sau bị bắt đi chăn một đàn dê đực cho đến khi nào chúng đẻ con mới thôi. Thương nhớ quê nhà, ông buộc thư vào chân chim nhạn nhờ mang về phương Nam. Tình cờ vua Vũ Đế nhặt được thư mới can thiệp để cho Tô Vũ được tha về. Tổng cộng ông đã ở Hung Nô 19 năm.

    Điển tích này lưu truyền trong dân gian với nhiều dị bản, có bản kể Tô Vũ đi sứ Hung Nô để xin vua Hung Nô thôi không đòi nàng Chiêu Quân nữa.

    Tô Vũ chăn dê

    Tô Vũ chăn dê

  25. Trừu
    Con cừu (phương ngữ).
  26. Tiền cừu chi nguôi
    Nguôi mối thù xưa.