Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Vông đồng
    Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.

    Cây vông đồng

    Cây vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

    Hoa, lá, và quả vông đồng

  2. Cổ kim
    Xưa (cổ) và nay (kim).
  3. Đem con bỏ chợ
    Đây vốn dĩ là một phong tục xưa của ta được tranh dân gian ghi lại. Theo đó, để trừ yêu ma, người mẹ bế con đến đặt nằm ở chợ rồi bỏ đi. Lát sau sẽ có một người tới ẵm đứa bé về nhà mình. Chiều tối hôm đó hoặc vài ngày sau, người mẹ sẽ đến xin chuộc đứa bé về. Tín ngưỡng dân gian cho rằng, làm vậy đứa bé sẽ dễ nuôi, ít đau yếu (theo Nguyễn Dư).

    Đem con bỏ chợ - tranh dân gian

    Đem con bỏ chợ - tranh dân gian

    Thành ngữ này hiện nay được hiểu với nghĩa khác hẳn: Phó mặc những chuyện quan trọng của mình cho người khác mà không quan tâm đến kết quả; làm việc không đến nơi đến chốn.

  4. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  5. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  6. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  7. Hào
    Đồng hào, dùng để gieo quẻ trong bói toán.

    Đồ nghề bói toán

  8. Lúa can
    Giống lúa đặc trưng của tỉnh Quảng Nam. Lúa can có sức sống rất mạnh, có thể phát triển ở những vùng đất khô cằn hoặc ngập úng. Theo kinh nghiệm dân gian, mì Quảng ngon nhất là làm từ bột lúa can, vì vậy cứ đến những dịp lễ tết, giỗ quảy là người dân lại xay lúa can làm mì đãi khách quý.
  9. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  10. Cơm tấm
    Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.

    Cơm tấm

    Cơm tấm

  11. Lửa sim: lửa đốt bằng cành cây sim.
  12. Phượng hoàng
    Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

    Một hình vẽ chim phượng hoàng

  13. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  14. Tương tư
    Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.

    Gió mưa là bệnh của Trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

    (Tương tư - Nguyễn Bính)

  15. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  16. Con lợn ốm thì chất độc thường tập trung ở gan, vì vậy không nên cho trẻ ăn gan của lợn có bệnh hoặc đã ôi thiu.
  17. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Cất vừa có nghĩa nhấc lên (như trong cất cánh, cất vó) vừa có nghĩa mang bỏ vào một chỗ (như trong cất giấu).
  19. Cá thu
    Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  20. Cá nheo
    Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.

    Cá nheo

    Cá nheo

  21. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  22. Hà Tĩnh
    Một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nổi tiếng là vùng đất "địa linh nhân kiệt" với nhiều danh nhân văn hoá - lịch sử: Mai Hắc Đế, Đặng Dung, Đặng Tất, Nguyễn Biểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng...

    Khu lưu niệm Nguyễn Du

    Khu lưu niệm Nguyễn Du

  23. Việt Yên Hạ
    Tên nôm là Kẻ Hạ, một làng nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây từ lâu là đất khoa bảng, có nhiều con em học hành đỗ đạt. Kẻ Hạ cũng là đất có hai ngành nghề truyền thống nổi tiếng là dệt lụa và làm nón.
  24. Hương Sơn
    Một địa danh của tỉnh Hà Tĩnh, nay là huyện Hương Sơn. Nước chè tươi Hương Sơn rất đặc, rất chát, là một đặc sản nổi tiếng của vùng này. Có người đã mô tả loại đồ uống độc đáo này bằng câu "Khăm đũa không đổ,” có nghĩa là sánh đặc đến mức đũa cắm vào thẳng đứng.
  25. Gan công và mật cóc có chất độc, có thể làm chết người.
  26. Bắt
    Phát, khiến cho (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Dớt
    Phát, quất, đánh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Phảng
    Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...

    Các loại phảng

    Các loại phảng