Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Tự ải
    Tự thắt cổ chết (ải tiếng Hán nghĩa là thắt cổ), có thể hiểu theo nghĩa rộng là tự sát.
  2. Hẩm
    Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
  3. Thất cơ lỡ vận
    Lâm vào cảnh rủi ro, bị mất mát, thua thiệt lớn.
  4. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  5. Trắc
    Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...

    Khay gỗ trắc khảm xà cừ

    Khay gỗ trắc khảm xà cừ

  6. Bửa
    Bổ (phương ngữ miền Trung).
  7. Têm trầu
    Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  8. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  9. Mê Kông
    Trước ta gọi là sông Khung, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới (dài 4.909 km, đứng thứ 12, và về lưu lượng nước đứng thứ 10) bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam được gọi chung là hệ thống sông Cửu Long.

    Sông Mê Kông là một trong những hệ sinh thái và vựa cá nước ngọt giàu có nhất thế giới, có giá trị kinh tế lớn lao đối với người dân sống và canh tác ven sông. Theo ước tính, khoảng hơn 100 triệu người hạ lưu vực đang phụ thuộc vào các vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông Mê Kông trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và các hoạt động phục vụ sinh kế khác.

  10. Xu
    Cách đọc phiên âm tắt của từ tiếng Pháp surveillant, chỉ giám thị hay người trông coi công nhân làm việc trong các công trường, nông trường, nhất là trong các đồn điền cao su thời Pháp thuộc.
  11. Chìa vôi
    Que để lấy vôi từ trong ống vôi và quẹt lên lá trầu, dùng khi ăn trầu.

    Ống vôi

    Ống vôi

  12. Tỉnh Hà Nội
    Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.

    Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.

  13. Hải Phòng
    Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê HoànNgô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.

    Một góc Hải Phòng

    Một góc Hải Phòng

  14. Sông Hồng
    Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.

    Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

    Sông Hồng buổi chiều nhìn từ cầu Long Biên

  15. Mưa bụi
    Mưa hạt nhỏ li ti như hạt bụi.
  16. Ngọc Hà
    Một trong mười ba làng nghề (thập tam trại) của Thăng Long-Hà Nội, tương truyền là được lập nên từ thời vua Lý Nhân Tông. Làng Ngọc Hà nổi tiếng từ xưa với nghề trồng hoa, nên cũng gọi là trại Hàng Hoa. Thời kỳ đầu, dân làng chỉ trồng các loại hoa để cúng như mẫu đơn, hồng, huệ, sói, cúc, thiên lý. Đầu thế kỷ 20, người Pháp nhập các loại hoa ngoại (lay ơn, cẩm chướng, cúc ...) và rau ngoại đến Ngọc Hà để trồng. Hiện nay nghề này đã mai một.

    Làng hoa Ngọc Hà

    Làng hoa Ngọc Hà

  17. Mưa mòi
    Mưa hạt nhỏ, có vào tháng 6, tháng 7, vào buổi sáng, thường báo hiệu một ngày nắng. Mưa mòi chủ yếu xảy ra ở đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Ca dao có câu "Sáng mưa mòi, trưa nắng lòi mắt ra", dân đánh cá dựa vào kinh nghiệm này để đoán thời tiết đi đánh cá mòi (giống cá biển hằng năm vào đẻ ở vùng nước ngọt), do đó có tên gọi "mưa mòi".
  18. Mưa ngâu
    Tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong dân gian có câu thành ngữ Vào mùng 3, ra mùng 7, nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích. Tên mưa gắn với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ.
  19. Tiểu
    Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
  20. Thân
    Bản thân.
  21. Dưa cần
    Một loại dưa muối (rau củ trộn muối để lên men) làm từ rau cần.
  22. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Sen
    Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.

    Hoa sen trắng

    Hoa sen trắng

  24. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  25. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Đáo
    Đến nơi. Như đáo gia 到家 về đến nhà (theo Thiều Chửu).
  27. Ông vải
    Ông bà (từ Nôm cổ).
  28. Chu
    Châu (phương ngữ).
  29. Chín châu
    Một khái niệm phân chia thiên hạ của Trung Quốc. Người Trung Quốc cho rằng sau khi vua Vũ trị thủy (làm công tác thủy lợi chống nạn lụt Hoàng Hà) thành công, đã chia Trung Quốc ra làm chín châu (cửu châu). Có ít nhất ba cách giải thích:

    - Theo Vũ Cống, chín châu gồm có: Ký (nay thuộc Hà Nam), Duyện (nay thuộc Sơn Đông), Thanh (nay thuộc Sơn Đông, Liêu Dương), Từ (nay thuộc phía nam Sơn Đông), Dương (?), Kinh (nay thuộc Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng tây), Dự (nay thuộc Hà Nam), Lương (?), Ung (nay thuộc Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải).

    - Theo Nhĩ nhã, chín châu gồm có: Ký, U, Duyện, Dinh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Ung.

    - Theo Chu lễ, chín châu gồm có: Ký, U (nay thuộc Trực Lệ, Phụng Thiên), Tình, Duyện, Thanh, Dương, Kinh, Dự, Ung.

  30. Chuột chù
    Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.

    Chuột chù

    Chuột chù

  31. Cỏ ngựa
    Còn gọi là cỏ roi ngựa, một loại cây lâu năm, thân mảnh, cao chừng 1m, có hoa nhỏ màu tím nở thành cụm. Cây có thể dùng làm thuốc.

    Cỏ roi ngựa

    Cỏ roi ngựa

  32. Cựa ngọ
    Cửa ngõ (nói theo giọng Nghệ An - Hà Tĩnh).
  33. Con nây
    Con nai (nói theo giọng Nghệ An - Hà Tĩnh).
  34. Mả
    Ngôi mộ.
  35. Ba hoa
    Tiếng đánh kiệu (một cách đánh bài lá), mỗi thứ ba quân. Nghĩa bóng là nói bâng quơ, có ý khoe khoang, khoác lác.
  36. Chích chòe
    Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.

    Chích chòe lửa

    Chích chòe lửa

  37. Mỏ nhát
    Một loài chim nhỏ, lông rằn, vàng nâu, mỏ dài nhọn, bay rất nhanh và xa; thường kiếm mồi trong các ruộng ít nước ban ngày và kêu ban đêm. Người dân quê thường bắt chim mỏ nhát làm món nướng.

    Chim mỏ nhát

    Chim mỏ nhát