Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trung Phước
    Tên một làng ở xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng này nổi tiếng với nghề đi trầm và sản xuất đồ mỹ nghệ từ trầm hương.

    Trầm cảnh ở Trung Phước

    Trầm cảnh ở Trung Phước

  2. Đèo Le
    Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.

    Điểm du lịch Đèo Le

    Điểm du lịch Đèo Le

  3. Chè mùng năm
    Nước chè uống ngày Tết Đoan Ngọ. Trong ngày này, người ta thường đi hái các loại lá, cây, rễ, củ về để hãm và nấu thành nước chè để uống dần.
  4. Ống nhổ
    Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).

    Ống nhổ

    Ống nhổ

  5. Ruột ngựa, phổi bò
    Thẳng như ruột ngựahổng như phổi bò, chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm.
  6. Dưa hồng
    Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
  7. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  8. Nem
    Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...

    Nem chua

    Nem chua

  9. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  10. Bĩ cực thái lai
    Vận bĩ cùng cực thì vận thái đến. thái là tên hai quẻ trong Kinh Dịch. Quẻ bĩ tượng trưng cho sự bế tắc; quẻ thái tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi. Theo quan niệm xưa, mọi vật thường biến đổi, cái này cùng cực rồi sẽ chuyển sang cái khác, như bĩ cùng cực thì sẽ chuyển sang thái, tức là bế tắc cực độ rồi sẽ hanh thông, khốn cùng cực độ rồi sẽ thanh nhàn.

    Mới hay cơ tạo xoay vần,
    Có khi bĩ cực đến tuần thái lai.

    (Đại Nam Quốc sử diễn ca)

  11. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  12. Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
  13. Quan viên
    Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
  14. Chỉ bọn quan lại coi về việc kiểm soát thuyền bè ở các cửa sông, cửa biển.
  15. Sãi đò
    Người chèo đò.
  16. Ễnh ương
    Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  17. Bán bò tậu ễnh ương
    Ngớ ngẩn, không biết làm ăn, bán đi thứ tốt để mua về một thứ không ra gì.
  18. Thanh Hà
    Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.

    Gốm Thanh Hà

    Gốm Thanh Hà

  19. Khôn khéo vá may, vụng về chày cối
    Công việc vá may đòi hỏi sự khéo léo nhiều hơn những việc như giã gạo hay xay xát.
  20. Cầu thân
    Xin kết hôn với ai hoặc làm thông gia với gia đình nào đó (từ cũ).
  21. Được làm vua, thua làm đại sứ
    Thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, những vị trí cấp cao khi không được trọng dụng thường bị thuyên chuyển đi làm đại sứ ở nước ngoài.
  22. Cá trê
    Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.

    Cá trê

    Cá trê

  23. Ba sinh
    Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.

    Ví chăng duyên nợ ba sinh,
    Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?

    (Truyện Kiều)

  24. Nhà ở nông thôn ngày trước thường có tường đan bằng nan tre, ngoài trét đất sét bện với rơm.
  25. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  26. Hồng ngâm
    Quả hồng đem ngâm nước tro để biến chất, mất vị chát.

    Hồng ngâm

    Hồng ngâm

  27. Cái rìu
    Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.

    Cái rìu.

    Cái rìu.

  28. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  29. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  30. Đoài
    Phía Tây.