Làng Láng có nghề trồng rau
Nhà anh có cả sân sau, ngõ ngoài
Em ơi ngày một, ngày hai
Mẹ anh đã tính mang vài buồng cau
Trầu tươi, lá đẹp, đủ đầu
Sắm sanh đủ lễ qua cầu đón em
Ngẫu nhiên
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nón Ba Đồn, lồn Đức Thọ
-
Quý hồ anh có lòng thương
-
Đứt tay một chút còn đau
Dị bản
Đứt tay một chút chẳng đau
Xa em một chút như dao cắt lòng
-
Cây trăm nhánh cùng về một cội
Cây trăm nhánh cùng về một cội
Nước nghìn sông chảy hội một dòng
Ai dầu lánh đục tìm trong
Em đây vẫn giữ một lòng với anh. -
Xuống đồng ngắt lá rau xanh
-
Nhà khó cậy vợ hiền
Nhà khó cậy vợ hiền
-
Mặc áo xanh, đội nón xanh
-
Chơi trăng không biết trăng tròn
-
Hải Vân đèo lớn vừa qua
-
Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem
Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem
Bổn phận tôi là gái, mấy em còn khờ -
Hỡi ai đi trước kia ơi
Hỡi ai đi trước kia ơi
Có lò đúc trẻ, cho tôi mượn cùng! -
Quyết lòng chờ đợi trò thi
Quyết lòng chờ đợi trò thi
Dầu ba mươi tuổi lỡ thì cũng ưng -
Chầu rày bạn cũ xa rồi
-
Cứt phải trời mưa
-
Ai làm cho cải tôi ngồng
-
Đêm khuya năm vợ ngồi hầu
Đêm khuya năm vợ ngồi hầu,
Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi.
Vợ hai trải chiếu chàng ngồi,
Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong.
Vợ tư sửa soạn giăng mùng,
Vợ năm dưới bếp trong lòng xót xa.
Chè thưng, cháo đậu bưng ra,
Chàng xơi một bát kẻo mà hết gân.Dị bản
-
Thuốc Bắc chén rưỡi có chừng
-
Thói thường gần mực thì đen
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người -
Củi tre chụm ngửa, vợ chửa nằm nghiêng
Củi tre chụm ngửa
Vợ chửa nằm nghiêng
Chú thích
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Ba Đồn
- Một địa danh nay là thị trấn của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ba Đồn nằm sát bờ sông Gianh lịch sử - ranh giới tự nhiên thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Lúc ấy quân chúa Trịnh đóng trong ba cái đồn lớn chung quanh thị trấn Ba Đồn hiện nay: đồn Trung Thuần (Trung Ái), đồn Phan Long (Quảng Lưu) và đồn Xuân Kiều. Chợ Ba Đồn, phiên chợ nổi tiếng miền Trung cũng xuất hiện trong thời kì ấy.
-
- Đức Thọ
- Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Sen dâu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sen dâu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Phú quý
- Giàu có và sang trọng (từ Hán Việt).
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Vụt
- Vứt (phương ngữ Trung Bộ, thường được phát âm thành dụt).
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Cứt phải trời mưa
- Việc đã hỏng lại càng thêm nát.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Dưa khú
- Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Chè thưng
- Một món chè thập cẩm phổ biến ở miền Nam. Tùy ý thích người nấu, các loại đậu hay khoai trong món chè thưng có thể thay đổi, nhưng các nguyên liệu được xem cố định là bột báng, rong biển, lá dứa và nước cốt dừa.
-
- Công lênh
- Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Nhẩn
- Vị hơi đắng. Từ này là phương ngữ Trung Bộ, khi nói không phân biệt dấu hỏi và dấu ngã, nên cũng có chỗ viết thành nhẫn.