Kiểng sầu nhớ ai nảy lá nứt chồi
Anh đây sầu bạn đứng ngồi không yên.
Ngẫu nhiên
-
-
Đêm qua rót đọi dầu vơi
-
Cá sẩy cá lớn
-
Nửa trưa ăn bữa cơm đồng
Nửa trưa ăn bữa cơm đồng
Xế chiều anh lượm, anh gồng anh mang
Đôi ta rảo bước nhẹ nhàng
Cánh đồng phơ phới như hàng cò bay -
Bằng trái cau mà đau hai bệnh
-
Chào nhau một chút kẻo mà
Chào nhau một chút kẻo mà
Trời chiều bóng xế dần dà hết xuân -
Ngày ăn ba bữa chưa no
Dị bản
Ngày ba bữa ăn chưa no
Đến khi đói bụng thì dò đến niêu
-
Cái trước đau, cái sau rái
-
Ếch nhái cùng họ cùng hàng
-
Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh
Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh
-
Lóc xóc không bằng góc vườn
-
Nước Đông Ba chảy qua Đập Đá
-
Đêm qua bà thức như chong
-
Ở trên suối Ngổ có chùa
-
Mễ tận, dân tàn
-
Quân tử lắm lông chân, tiểu nhân nhiều lông rốn
Dị bản
Quân tử lông chân,
Tiểu nhân lông ngựcQuân tử lông chân,
Tiểu nhân lông nách
-
Cha mẹ anh có đánh quằn đánh quại
-
Anh đây lên thác xuống ghềnh
Anh đây lên thác xuống ghềnh
Thuyền nan đã trải, thuyền mành thử chơi
Đi cho khắp bốn phương trời
Cho trần biết mặt cho đời biết tên -
Giá áo túi cơm
Giá áo túi cơm
-
Nước ròng chảy xuống như tên
Chú thích
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Cá sẩy cá lớn
- Con cá sẩy mất rồi, không ai thấy thì muốn khoe khoang, khoác lác nó lớn thế nào cũng được.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Rái
- Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
-
- Nhái bén
- Loài nhái có cơ thể nhỏ bé, chân mảnh, lưng thường có màu xanh lá cây. Ban ngày, loài này thường ẩn nấp trong các bụi cây, đến tối mới nhảy ra tìm mồi. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng.
-
- Lóc xóc không bằng góc vườn
- Hoa lợi từ vườn tược nhiều khi đem lại cuộc sống sung túc hơn là làm các nghề khác.
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Đập Đá
- Tên một con đập nổi tiếng của Huế, bắt ngang qua một nhánh sông Hương, ngăn cho dòng nước từ thượng lưu không chảy về phía hạ lưu và ngăn nước mặn từ biển Thuận An chảy vào các cánh đồng lúa.
-
- Vĩ Dạ
- Một địa danh thuộc Huế. Tên gốc của làng là Vĩ Dã, từ cách phát âm của người dân Huế mà dần trở thành Vĩ Dạ. Làng Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương, phong cảnh thơ mộng, đã đi vào thơ ca nhạc họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
-
- Bạ
- Tùy tiện, không cân nhắc.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dong
- Một loại cây thân thảo có lá rộng, được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ. Bánh gói lá dong sau khi luộc có mùi thơm đặc biệt và dễ chịu. Lá dong còn được dùng để cất giấm bằng cách ngâm lá với rượu hoặc nước đường.
-
- Suối Ngổ
- Một con suối đẹp ở tỉnh Khánh Hòa, nằm ở phía Đông Bắc cổ thành Diên Khánh. Do trước có nhiều rau ngổ mọc hoang ven suối nên người ta gọi tên suối Ngổ.
-
- Mễ
- Gạo (từ Hán Việt).
-
- Dương
- Còn gọi là cây phi lao (từ gốc tiếng Pháp filao), một loại cây mọc nhiều dọc theo các bờ biển nước ta. Phi lao có vai trò rất lớn trong việc chắn cát, giữ cho các làng ven biển khỏi bị sa mạc hoá.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.