Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Làng Keo
    Làng Keo vốn là tên Nôm của hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Tại đây có ngôi chùa Keo do Không Lộ thiền sư xây dựng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông. Năm 1611, sau một trận lụt lớn, làng và chùa cùng bị phá hủy, dân làng Keo phải rời bỏ quê hương: một nửa sang bên tả ngạn sông Hồng lập làng mới, một nửa dời xuống vùng Hành Thiện. Cả hai làng vẫn giữ tên Nôm của làng mình là làng Keo, đồng thời xây chùa Keo trên đất mới.
  2. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  3. Xà lan
    Cũng viết là sà lan, từ tiếng Pháp chaland, phương tiện vận tải đường thủy có đáy bằng, thường được dùng ở sông, kênh đào và bến cảng.

    Xà lan

    Xà lan

  4. Rượu tăm
    Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
  5. Sim
    Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

    Hoa sim

    Hoa sim

    Quả sim

    Quả sim

  6. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  7. Cựu
    Cũ, xưa (từ Hán Việt).
  8. Tân
    Mới (từ Hán Việt).
  9. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  10. Ngân Hà
    Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.

    Nguồn: Rick Whitacre.

    Dải Ngân Hà. Nguồn: Rick Whitacre.

  11. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  12. Hồ Hoàn Kiếm
    Còn gọi là hồ Gươm, hồ Hoàn Gươm, Lục Thủy, Thủy Quân, Tả Vọng, Hữu Vọng, một hồ nước ngọt tự nhiên thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên gọi Hoàn Kiếm (trả gươm) xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho rùa thần.

    Hồ Gươm xưa

    Hồ Gươm xưa

  13. Cầu Thê Húc
    Cây cầu gỗ sơn màu đỏ, nối bờ hồ Hoàn Kiếm với cổng đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Cầu bị gãy vào năm 1953 và được sửa lại, gia cố phần móng bằng xi măng. Tên cầu Thê Húc 棲旭 nghĩa là "đón ánh sáng mặt trời buổi sớm."

    Cầu Thê Húc năm 1945. Ảnh: Võ An Ninh

    Cầu Thê Húc năm 1945. Ảnh: Võ An Ninh

  14. Đền Ngọc Sơn
    Một ngôi đền nằm trên đảo Ngọc, nay thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đền có từ trước thời Lý, được xây mới và tu sửa nhiều lần, có nhiều tên gọi khác nhau như đền Ngọc Tượng, chùa Ngọc Sơn... đến thế kỉ XIX được xây mới và đổi tên thành đền Ngọc Sơn. Đền hiện nay do Nguyễn Văn Siêu tu sửa năm 1865, đắp thêm đất và kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc cầu Thê Húc.

    Đền Ngọc Sơn hồi đầu thế kỉ XX

    Đền Ngọc Sơn hồi đầu thế kỉ XX

  15. Đài Nghiên
    Tên một cái cổng ở đầu cầu Thê Húc, trên cổng có đặt nghiên mực bằng đá hình quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có tạc ba con ếch đội nghiên. Trên nghiên có khắc một bài minh (một thể văn xưa) của Nguyễn Văn Siêu. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

    Tháp Nghiên

    Đài Nghiên

  16. Tháp Bút
    Tên một tòa tháp ở Hồ Gươm (Hà Nội). Tháp được xây dựng từ thời vua Tự Đức, làm bằng đá, cao năm tầng, đỉnh có hình một chiếc bút lông chỉ lên trời.

    Tháp Bút. Ba chữ Hán từ trên xuống là 寫青天 (Tả Thanh Thiên), nghĩa là "viết lên trời xanh."

    Tháp Bút. Ba chữ Hán từ trên xuống là Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh."

  17. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  18. Cấm Chỉ
    Tên dân gian quen gọi ngõ Hàng Bông (cắt phố Hàng Bông và Tống Duy Tân), thời Pháp thuộc tên là phố Lông-đơ (rue Lhonde), sau 1945 đổi thành ngõ Cấm Chỉ, Hàng Bông Lờ, Hàng Bông. Về tên gọi Cấm Chỉ, có hai giả thuyết:

    1. Đây là lối đi vào Dương mã thành, cấm đi lại khi đã có trống, chuông thu không (lúc chiều tối).
    2. Chúa Chổm ra chỉ cấm không cho những người đòi nợ đi qua đây để đòi nợ tiếp.

  19. Can Lộc
    Tên cũ là Thiên Lộc, nay là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng đất giàu truyền thống hiếu học và có bề dày văn hóa, lịch sử nổi tiếng của tỉnh.
  20. Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc
    Ngõ Cấm Chỉ xưa kia sản xuất nhiều loại bút lông nổi tiếng, Thiên Lộc có nhiều kẻ sĩ hiển đạt lưu danh sử sách.
  21. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  22. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Hương án
    Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.

    Hương án trong đền thờ Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc

    Hương án trong đền thờ Trần Nguyên Hãn ở Vĩnh Phúc

  24. Xa Lang
    Một làng nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Làng có nghề mộc truyền thống rất nổi tiếng. Ở đây còn có đền Trúc, nơi thờ các tướng sỹ trận vong của nghĩa quân Lam Sơn, gần đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

    Nghề mộc ở Xa Lang

    Nghề mộc ở Xa Lang

  25. Chùa Thượng
    Tên chữ là Phù An Tự, một ngôi chùa 300 tuổi nay tọa lạc tại địa phận thôn Bến Hầu, xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
  26. Cửa tam quan
    Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.

    Cổng tam quan chùa Láng

    Cổng tam quan chùa Láng

  27. Đền Cả Du Đồng
    Cũng gọi là đền Cả Tổng Du Đồng hoặc Tự Đồng, thuộc địa phận thôn Vĩnh Thành, xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trước đây thuộc thôn Vĩnh, tổng Du Đồng, phủ Đức Thọ. Đền thờ ông Bùi Thúc Ngật, có công khai phá chiêu dân lập nên xóm làng của Tổng Du Đồng thời nhà Lê.

    Đền Cả Du Đồng

    Đền Cả Du Đồng

  28. Đây các công trình kiến trúc, văn hóa với độ tinh xảo cao có tiếng ở Hà Tĩnh.
  29. Được làm vua, thua làm đại sứ
    Thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, những vị trí cấp cao khi không được trọng dụng thường bị thuyên chuyển đi làm đại sứ ở nước ngoài.
  30. Theo Nước non Bình Định (Quách Tấn) thì: Cá Thị Nại, Triều Châu ngon không thua cá nước ngọt. Có tiếng ngon nhất là cá nục. Giống cá này có nhiều thứ, được ưa chuộng nhất là cá nục vọng, bị “hất hủi” là cá nục gai. Vì vậy, để bênh vực cá nục gai các chị bán cá vừa bán vừa hát [bài ca dao này].

    Cá nục

    Cá nục

  31. Tầm
    Tìm (từ Hán Việt)
  32. Nhất Đạc, nhì Ke, tam Be, tứ Bít
    Bốn viên cai trị người Pháp có tiếng là tàn bạo thời Pháp thuộc: Darles, Erker, de Lambert, Bride.
  33. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  34. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  35. Ý nói được ăn mặc sung túc.
  36. Có bản chép: Hết mùa áo rách quần mòn.