Bây giờ gặp phải hội này
Khi trời hạn hán, khi hay mưa dầm
Khi trời gió bão ầm ầm,
Đồng tiền lúa thóc, mười phần được ba
Lấy gì đặng nộp cho chàng
Lấy gì công việc xóm làng cho an
Lấy gì sưu thuế cho làng
Lấy gì hỗ trợ trên đàng làm ăn
Trời làm chi cực hại dân
Trời làm mất mát thêm phần khó khăn!
Ngẫu nhiên
-
-
Dốc lòng với bạn ai ngờ biển cạn thành sông
Dốc lòng với bạn ai ngờ biển cạn thành sông
Hiu hiu gió thổi mùa đông
Thiếp có chồng chàng chưa có vợ thảm thiết vô cùng trời ơi -
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
-
Nhiều người khiêng ậm à ậm ạch
Nhiều người khiêng ậm à ậm ạch
Ít người khiêng vanh vách mà đi -
Chim quyên xuống đất ăn trùn
-
Lấy chồng về đất Cẩm Nam
-
Cám treo heo nhịn đói
Cám treo heo nhịn đói
Dị bản
Cơm treo mèo nhịn đói
-
Khôn nên quan gian nên giàu
Khôn nên quan, gian nên giàu
-
Cây đa cũ, bến đò xưa
-
Tre non uốn chẳng được cần
Tre non uốn chẳng được cần
Nơi xa xấu tuổi, nơi gần bà con -
Trăm cái khôn đồn một cái dại
Trăm cái khôn đồn một cái dại
-
Không ngon cũng bánh lá dong
Dị bản
-
Khoai to vồng lắm củ
-
Khăn nâu áo vải là thường
-
Sở Mui chẳng khác Sở Lờ
-
Hai người đứng giữa cội cây
-
Cơm no rượu say
Cơm no rượu say
-
Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi
-
Gỗ kiền anh để đóng cày
-
Cha mẹ bên chồng như trời như biển
Cha mẹ bên chồng như trời như biển
Chị em bên chồng nhóm kiến đàn ong
Bao giờ dập đặng tổ ong
Phá tan xóm kiến, tấm lòng mới nguôi
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Bộ hành
- Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
-
- Bánh lá dong
- Bánh gói bằng lá dong.
-
- Trâm anh
- Cái trâm cài đầu và dải mũ; dùng để chỉ dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội phong kiến.
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Luân thường
- Phép tắc đạo đức của Nho giáo phong kiến, qui định hành động hằng ngày của người ta.
-
- Yên Duyên
- Tên nôm là làng Mui, còn gọi là sở Mui, nay là thôn Yên Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tên làng bắt nguồn từ câu chuyện vua Lý Nhân Tông trong một chuyến đi kinh lý đến đất này, thấy một cô gái xinh đẹp cứ ẩn hiện trên con thuyền giữa dòng sông Hồng. Vua ở xa, cô gái cất tiếng hát, giọng ấm mà vang truyền; vua đến gần, lại không thấy cô gái đâu. Cho rằng đó là công chúa Thủy cung hiện lên, có nhân duyên với mình mà không gặp, vua bèn sức cho dân làng lập nghè thờ, gọi là Nghè Bà Chúa và ban mỹ tự cho bà là “Thần tiên mỹ nữ tự đại vương,” nhân đó đổi tên làng là An Duyên (mối tình duyên yên bình).
-
- Sở Lờ
- Còn có tên là Sở Thượng, một phần của xã Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội ngày nay. Làng ngày xưa có nghề đánh cá, đơm lờ, vì vậy thành tên.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Kiền kiền
- Còn gọi là tử mộc, mộc vương, một loại cây có nhiều ở các vùng đồi núi Trung Bộ và Tây Nguyên, chất gỗ cứng bền, lâu hỏng, xưa được dùng làm áo quan chôn sâu dưới đất hàng trăm năm không hư. Kiền kiền có ba loại: cây thớ trắng gọi là tử, thớ đỏ gọi là thu, thớ vàng gọi là ỷ. Lá cây kiền kiền dùng làm thuốc trị các chứng bệnh lở loét.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Bừa
- Nông cụ dùng sức kéo để làm nhỏ, làm nhuyễn đất, san phẳng ruộng hoặc làm sạch cỏ, có nhiều răng để xới, làm tơi đất. Bừa thường được kéo bởi người, trâu bò, ngựa, hoặc gần đây là máy kéo.
-
- Tấc
- Đơn vị đo chiều dài. Một tấc ngày trước bằng 1/10 thước hoặc bằng 10 phân (tương đương 4 cm bây giờ), nay được chuyển thành 1/10 mét.
-
- Gio
- Tro (phát âm của các vùng Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ).