Thương chồng phải bồng con ghẻ
Ngẫu nhiên
-
-
Đôi ta chích huyết ăn thề
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hồ này có con cá rô rô
Hồ này có con cá rô rô
Anh câu cho được cũng xương khô cốt tàn
– Hồ này có con cá thiêng tinh
Anh câu không được anh rình anh đâm. -
Vai mang túi bạc kè kè
-
Hay chi chọc gái có chồng
Hay chi chọc gái có chồng
Cơm chan nước lã mặn nồng vào đâu -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đầu nhọn mình thuôn khéo khéo là
-
Muối Sa Huỳnh ba năm còn mặn
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mặt thiếu nhi, lồn Từ Hi thái hậu
-
Cớ sao chàng chẳng vãng lai
-
Mồng bốn có hội đua ghe
-
Ai làm đó thảm đây sầu
-
Trên trời có đám mây tuôn
Dị bản
-
Thuyền đà tới bến mình ơi
-
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu bằng một liều thuốc bổ
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu, bằng một liều thuốc bổ
-
Gió đánh đò đưa gió đập đò đưa
Gió đánh đò đưa gió đập đò đưa
Sao cô mình lơ lửng mà chưa có chồng
Gió đánh cành hồng, gió đập cành hồng
Hỡi cô mình đã muốn lấy chồng hay chưa -
Khi nhỏ loài cá, lớn hóa ra chim
-
Bảy làng Kẻ Đám, tám làng Kẻ He, không đánh nổi giặc què ở núi Thanh Tước
-
Sống ở làng, sang ở nước
-
Ruộng rộc mà cấy lúa nhe
-
Tàu Nam Vang chạy ra biển Bắc
Tàu Nam Vang chạy ra biển Bắc
Xuồng câu tôm đậu sát bến nga
Thấy em mất mẹ còn cha
Muốn vô hoạn dưỡng biết là đặng không?Dị bản
Chiếc tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Xuồng câu tôm đậu sát cành đa
Thấy em có chút mẹ già
Muốn vô nuôi dưỡng biết là đặng không.Tàu Nam Vang chạy ngang sông Hậu
Tàu Vĩnh Thuận hay đậu Tam Bình
Đôi ta nặng nghĩa nặng tình
Biết cha với mẹ hay chuyện chúng mình ra sao ?Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Xuồng câu tôm đậu sát mé nga
Em thấy anh có mỗi mẹ già
Muốn vô hoạn dưỡng vậy mà đặng không.
Chú thích
-
- Nông Cống
- Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
-
- Quảng Xương
- Địa danh nay là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Thanh Hóa.
-
- Núi Nưa
- Cũng gọi là Na Sơn, một ngọn núi nay thuộc địa bàn xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo truyền thuyết, đây nơi Bà Triệu cùng nghĩa quân tập trận, rèn khí giới để chống quân Ngô. Đỉnh núi được xem là một trong ba huyệt đạo thiêng của nước ta, bao gồm núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), núi Bà Đen, và núi Nưa.
-
- Sông Đơ
- Một con sông chảy qua địa phận Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
-
- Khi hát bài chòi, hai câu này được dùng để báo con Ông Ầm.
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Từ Hi Thái hậu
- (10/10/1833 – 15/11/1908) Hoàng thái hậu nhiếp chính thời nhà Thanh (Trung Quốc), phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh. Từ Hi Thái hậu, Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã hậu (thời Hán) được xem là ba người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Ai hoài
- Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
-
- Trót
- Trọn vẹn.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, hằng năm từ mùng 4 đến mùng 7 có hội đua ghe hàng năm, sau đó là hội dội bòng. Người ta xây một lễ đài để làm lễ gọi là “nhà trò,” trước nhà trò trên bãi biển rộng, ở hai đầu bãi dựng hai cây tre có ngọn, cao chừng 4 mét, trên mỗi cây tre có treo một giỏ tre, trong khi diễn ra cuộc chơi thì hai phe cử hai người giữ hai cột tre của nhau, để mỗi khi quả bòng được dồi vào thì cố lắc mạnh để quả bòng khó lọt được vào giỏ tre, nếu người phe nào giành được quả bòng và ném lọt vào giỏ tre của phe mình là xem như thắng cuộc.
-
- Lao lư
- Day dứt, xót xa (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tỉnh Hà Nội
- Một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.
Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.
-
- Quan xưởng Tràng Tiền
- Xưởng đúc tiền do nhà Nguyễn lập ra, hoạt động trong gần suốt thế kỉ 19. Xưởng đặt ở phía đông nam hồ Hoàn Kiếm, có tên là Cục Bảo tuyền, vì là một tràng (trường, nơi sản xuất) tiền nên cũng gọi là Tràng Tiền. Tràng đúc tiền được xây dựng trên một khu đất rộng, ngày nay tương ứng với một ô đất giáp các phố Tràng Tiền (bắc), Phạm Sư Mạnh (nam), Phan Chu Trinh (đông) và Ngô Quyền (tây) gồm lò đúc tiền và kho tạm chứa. Chiếm được Hà Nội năm 1883, Pháp đã phá tràng đúc để lấy đất xây dựng khu trung tâm vào năm 1887.
-
- Hạ giới
- Nhân gian, theo quan niệm dân gian Trung Hoa và các nước đồng văn, là nơi người bình thường sinh hoạt, trái với thượng giới là nơi thần tiên ở.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Quạch
- Còn gọi là dây mấu, một loài dây leo mọc hoang thuộc họ đậu, thân gỗ, có hoa màu đỏ, lá có hình tương tự móng bò. Dân ta dùng vỏ cây quạch để ăn kèm với trầu hoặc làm thuốc nhuộm đen.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Đạm Nội
- Tên cũ là làng Đám (kẻ Đám), nay thuộc xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Xuân Phương
- Tên cũ là làng He (kẻ He), nay thuộc phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Nguyễn Danh Phương
- Còn gọi là quận Hẻo, thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn ở Đàng Ngoài vào thế kỉ 18. Ông tên thật là Nguyễn Danh Ngũ, người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây – nay thuộc Phố Tiên, phường Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Cuộc khởi nghĩa của ông (bị quân chúa Trịnh gọi là giặc què, vì ông đi tập tễnh) kéo dài từ năm 1740 đến 1751 thì thất bại, ông bị xử tử cùng lúc với quận He Nguyễn Hữu Cầu. Đọc thêm.
-
- Thanh Tước
- Tên một ngọn núi cao 59m, thuộc địa phận xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh.
-
- Sống ở làng, sang ở nước
- Ngoài cuộc sống chu toàn ở làng xóm, còn phải có tiếng tăm, địa vị khiến nơi khác cũng phải kính nể.
-
- Ruộng rộc
- Ruộng trũng và hẹp nằm giữa hai sườn đồi núi.
-
- Lúa nhe
- Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Lúa áo già
- Thứ lúa có vỏ đỏ nâu giống lông chim áo già, hạt gạo có màu đỏ, giã trắng vẫn còn màu hồng hồng, ăn ngon cơm.
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Nga
- Một loại cỏ thân ống thường mọc ven sông nước ở miền Tây Nam Bộ.
-
- Hoạn dưỡng
- Nuôi nấng và chăm sóc (từ Hán Việt).
-
- Tam Bình
- Tên một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long. Huyện có đặc sản là cam sành, nổi tiếng thơm ngon và ngọt. Ngoài ra, huyện còn có khu di tích Cái Ngang, chùa Kỳ Sơn, chùa Phước Sơn.... đều là những điểm thu hút khách tham quan cả nước.