Ngang lưng thì thắt chủ trương,
Đầu đội chính sách, lập trường trên vai
Ngẫu nhiên
-
-
Cha mẹ nói oan
Cha mẹ nói oan
Quan nói hiếp
Chồng có nghiệp nói thừa -
Xỏ lá ba que
-
Mất bò mới lo làm chuồng
Mất bò mới lo làm chuồng
-
Vợ anh như cóc leo tường
Vợ anh như cóc leo tường
Leo lên tụt xuống, có buồn không anh? -
Cây suôn đuồn đuột
-
Anh ở ngoài vàm anh có lòng mong đợi
-
Nước còn quấn cát làm doi
-
Ngơ ngơ như bò đội nón
-
Phải dè hồi lụt chết trôi
Dị bản
Phải dè hồi bão em thả trôi
Sống làm chi chịu chữ mồ côi một mình
-
Anh cầm cuốn sách so le
-
Ngòi sách, ruộng học là đây
-
Anh kia đội cứt đi đâu
-
Trên thượng đình có bông không trái
-
Anh là con trai lau tàu
Anh là con trai lau tàu
Anh đi nắm giẻ, lọ dầu anh đâu? -
Em như hoa nở trên cành
Em như hoa nở trên cành
Anh như con bướm lượn vành khát khaoDị bản
-
Đường dài biết sức ngựa, chuyện lâu rõ lòng người
Đường dài biết sức ngựa
Chuyện lâu rõ lòng người -
Hùm giết người hùm ngủ
-
Sương sa ướt lá bìm bìm
-
Nhà kia có bụi dành dành,
Chú thích
-
- Xỏ lá ba que
- Có ý kiến cho rằng thành ngữ này xuất phát từ một trò chơi ăn tiền, trong đó kẻ chủ trò nắm trong tay một cái lá có xỏ một cái que, đồng thời chìa ra hai que khác. Ai rút được que xỏ lá là được cuộc, còn rút que không lá thì phải trả tiền. Tuy vậy, kẻ chủ trò luôn mưu mẹo khiến người chơi bao giờ cũng thua. Vì thế người ta gọi nó là thằng xỏ lá hoặc thằng ba que.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc của thành ngữ này.
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Cộng đồng
- Cùng chung với nhau.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Doi
- Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.
-
- Tài bồi
- Vun đắp, vun trồng (từ Hán Việt).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Nhứt
- Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phải dè
- Biết vậy thì... (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Phú Diễn
- Tên một ngôi làng ven sông Nhuệ, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Phú Diễn xưa nổi tiếng là đất hiếu học. Bưởi Diễn, hồng Diễn, bưởi đào cũng là những đặc sản của làng.
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Dành dành
- Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.