Chiều chiều ra đứng bờ sông
Hỏi thăm chú lái: Nào chồng em đâu?
– Chồng em đang ở Khuê Cầu
Đánh thua quay đất những đầu tháng giêng
Cầm khăn, bán áo cổ kiềng
Bán nón quai lụa, bán chiêng, cố nồi
Bây giờ túng lắm em ơi
Có tiền riêng giấu mẹ mà nuôi lấy chồng!
Ngẫu nhiên
-
-
Nấu canh suông ở truồng mà nấu
Nấu canh suông ở truồng mà nấu
-
Còn trời còn nước còn non
Còn trời còn nước còn non
Thầy còn thuyết pháp, tôi còn ăn chay -
Cái cò cái vạc cái nông
-
Tiền không chân, xa gần đi khắp
Tiền không chân, xa gần đi khắp
-
Một tiếng gọi cha, ba tiếng gọi chó
-
Kinh xáng chảy qua Cái Tre
-
Chẳng chè chẳng chén sao say?
Chẳng chè chẳng chén sao say?
Chẳng thuơng chẳng nhớ, sao hay đi tìm? -
Con có cha như nhà có nóc
-
Đình So, quán Giá, chùa Thầy
-
Cởi cái thương trả phắt
Cởi cái thương trả phắt
Cắt cái nhớ cho rồi
Bao nhiêu lời nói những hồi
Bỏ vô nồi nấu, sôi rồi đổ đi -
Sanh ở đất, danh ở trời
-
Vén tay áo sô đốt nhà táng giấy
-
Tới đây em muốn ở đây
Tới đây em muốn ở đây
Chừng nào duyên nghĩa hết say mới về -
Ăn nễ ngồi không, non đồng cũng lở
-
Em buôn chi rồi lại bán chi
-
Quan Nghè ở tận trong hang
-
Cái cò lặn lội bờ sông
Cái cò lặn lội bờ sông
Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù
Bãi xa sông rộng sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn -
Ngó lên trời, trời đà về tối
-
Mua thịt thì chọn miếng mông
Mua thịt thì chọn miếng mông
Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi
Chú thích
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Khuê Cầu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Khuê Cầu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đánh quay
- Một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Người chơi dùng một sợi dây quấn quanh con quay, sau đó bổ (lăng, giật) thật nhanh để con quay xoay càng nhiều vòng trước khi đổ càng tốt. Con quay có thể làm bằng gỗ, sừng, chũm cau, hạt nhãn, hạt vải, hạt mít, đất sét...
Ngày xưa vào những ngày lễ Tết thường tổ chức đánh quay, có thể có tranh đua ăn tiền.
Tùy theo địa phương mà trò này có các tên khác là đánh vụ, đánh gụ hoặc đánh cù. Con quay cũng có các tên tương ứng là bông vụ, con gụ hoặc con cù.
-
- Áo cổ kiềng
- Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Cố
- Giao tài sản (đồ đạc, ruộng đất...) cho người khác để làm tin.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Giăng ca
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Giăng ca, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Xáng
- Máy dùng để đào kênh và nạo vét bùn. Con kênh do xáng đào mà có gọi là kênh xáng.
-
- Cái Tre
- Một địa danh nay thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
-
- Nòng nọc
- Tên gọi ếch nhái ở giai đoạn đầu tiên trong chuỗi phát triển, sau khi nở từ trứng. Nòng nọc sống ở dưới nước, sau một thời gian sẽ rụng đuôi và trở thành ếch nhái trưởng thành, sống lưỡng cư.
-
- Đình So
- Đình làng So (còn có tên là Sơn Lộ) thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội chừng 40km. Đình được xây dựng vào năm 1673 dưới đời vua Lê Gia Tông (theo sách Sơn Tây địa chí của Phạm Xuân Độ), được xem coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, một năm có ba lễ lớn: Hội làng diễn ra trong ba ngày bắt đầu từ ngày 8/2 âm lịch, lễ khao quân tổ chức vào ngày 10/7 âm lịch, còn ngày Thánh Hóa được làm vào ngày 10/12 âm lịch hằng năm.
-
- Yên Sở
- Tên cũ là Cổ Sở, một làng nay thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, có tên nôm là làng Giá Lụa, hay làng Giá. Làng có ngôi đình tên là đình Yên Sở (tên địa phương là Quán Giá), thờ tướng quân Lý Phục Man, vị danh tướng đời Vua Lý Nam Đế đã hi sinh vì non sông. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội Giá, trong đó có nghi thức rước kiệu.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Chùa Quảng Nghiêm
- Còn gọi là chùa Tiên Lữ hay chùa Trăm Gian, một ngôi chùa nằm trên một quả đồi cao khoảng 50 m, ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông nhà Lý, niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần, có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây, tương truyền là người có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối.
-
- Cổ kim
- Xưa (cổ) và nay (kim).
-
- Sô
- Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.
-
- Nhà táng
- Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.
-
- Vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy
- Việc dễ dàng, nhẹ nhàng: Tay áo sô rộng dễ vén; Nhà táng bằng giấy dễ cháy.
-
- Ăn nễ
- Ăn cơm không (không có đồ ăn).
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Quý hồ
- Miễn sao, chỉ cần (từ Hán Việt).
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Nguyễn Xuân Ôn
- (1825 – 1889) Cũng gọi là Nghè Ôn, một vị quan nhà Nguyễn và thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nghệ Tĩnh cuối thế kỷ 19 trong phong trào Cần Vương.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).