Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chó ông thánh cắn ra chữ
    Thơm lây, có uy tín nhờ người khác.
  2. Có bản chép tháng tư, có bản chép tháng sáu, tháng chín, hoặc tháng Chạp. Đọc thêm: Tháng nào có chiếu vua ra?
  3. Có bản chép: lột.
  4. Sao đang
    Sao nỡ đành.
  5. Có bản không chép hai câu cuối.

     

  6. Về xuất xứ bài ca dao này, phần đông ý kiến đều cho rằng bài này chế giễu việc vua Minh Mạng ra sắc dụ bắt người dân Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) ăn mặc cho giống người Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào), tức là cấm phụ nữ mặc váy.

    Phụ nữ Đàng Ngoài thời nhà Nguyễn

    Phụ nữ Đàng Ngoài thời nhà Nguyễn

  7. Cái Răng
    Một địa danh nay nằm ở phía Đông Nam của thành phố Cần Thơ. Tại đây có chợ nổi Cái Răng, nơi người dân buôn bán các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm... trên ghe thuyền. Chợ nổi Cái Răng được xem là một trong những nét đặc trưng cho văn hóa sông nước miền Tây.

    Chợ nổi Cái Răng

    Chợ nổi Cái Răng

    Địa danh Cái Răng có nguồn gốc từ chữ cà ràng (karan, kran), một loại bếp bằng đất sét của người Miên trước kia được bán rất nhiều ở khu vực sông này.

    Cái cà ràng

    Cái cà ràng

  8. Ba Láng
    Địa danh nay thuộc địa phận quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
  9. Vàm Xáng
    Một địa danh thuộc Cần Thơ, nơi dòng kênh Xáng Xà No đổ ra sông Cần Thơ (vàm có nghĩa là "cửa sông"). Tại đây có vườn cây trái Vàm Xáng, một địa điểm tham quan khá nổi tiếng trong vùng.
  10. Phong Điền
    Địa danh nay là một huyện của thành phố Cần Thơ.
  11. Tín chủ
    Người tin tưởng Phật thần, là người tổ chức những cuộc cúng lễ, lên đồng...
  12. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  13. Chính thất
    Vợ cả trong các gia đình giàu sang thời phong kiến.
  14. Đôi
    Ném, liệng (phương ngữ).
  15. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Từ bi
    Còn gọi là cây đại bi, long não hương, mai hoa não, có lẽ vì có mùi gần giống như mùi long não. Cây thuộc loại cây bụi nhỏ, mọc hoang, thân và lá có lông mịn, lá hình trứng, hai đầu nhọn, mép lá có răng cưa, vò lá thấy thơm mùi long não. Cây từ bi là vị thuốc chữa được nhiều bệnh như cảm sốt, cúm, ra mồ hôi, đau bụng do ăn không tiêu, ho nhiều đờm, gãy xương, vết lở loét, sưng đau, mất ngủ, tâm thần kích thích, phù nề, viêm xoang...

    Cây từ bi

    Cây từ bi

  17. Mận
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.

    Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Mận tam hoa ở Bắc Hà, Lào Cai

    Mận tam hoa ở Bắc Hà, Lào Cai

  18. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  19. Nhài
    Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  20. Ngâu
    Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).

    Hoa và quả ngâu

    Hoa và quả ngâu

  21. Mẫu đơn
    Một loại cây sống lâu năm, cho hoa rất to, đường kính đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng, do vậy hay được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô, gọi là mẫu đơn bì. Mẫu đơn còn được gọi là hoa phú quý, hoa vương, thiên hương quốc sắc...

    Hoa mẫu đơn

    Hoa mẫu đơn

  22. Dạ hợp
    Còn gọi là cây hoa trứng gà, một loại cây cho hoa màu trắng, ra đơn độc ở kẽ lá, rất thơm, dùng ướp chè được. Hoa dạ hợp tượng trưng cho sự êm ấm của vợ chồng và hôn nhân hạnh phúc.

    Hoa dạ hợp

    Hoa dạ hợp

  23. Tấn Tần
    Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.

    Trộm toan kén lứa chọn đôi,
    Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.

    (Truyện Hoa Tiên)