Sống thì sống đủ một trăm
Chết thì chết đúng hai nhăm tháng mười
Chủ đề: Vũ trụ, con người và xã hội
-
-
Chết nơi biển rộng sông sâu
Chết nơi biển rộng sông sâu
Ai đâu lại chết vũng trâu ven làng -
Bảy với ba anh kêu rằng một chục
Bảy với ba anh kêu rằng một chục
Tam tứ lục, anh tính cửu chương -
Số giàu mang đến bờ hè
Số giàu mang đến bờ hè
Số nghèo con mắt toét loe vẫn nghèo -
Anh ra đi lính cho làng
Anh ra đi đi lính cho làng
Thượng văn hạ võ làm quan triều đình
Ra đi có tướng có binh
Lên lưng con tuấn mã ra kinh một hồi
Phò vua một dạ trên ngôi
Em tưởng anh có ngãi em ngồi em trông
Hay đâu anh bạc ngãi vong ân
Liệng ra biển Bắc trôi lần biển Đông
Bấy lâu tưởng ngãi vợ chồng
Hay đâu tát nước biển Đông một mình. -
Người hiền nuôi sói hóa nai
-
Thương dân dân lập đền thờ
Thương dân, dân lập đền thờ,
Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương -
Cơm hẩm ăn với rau dưa
Cơm hẩm ăn với rau dưa,
Quan họ làm khách em chưa vừa lòng -
Cơm này là ngọc là châu
Cơm này là ngọc là châu
Không bóc mía tím biết đâu cơm vàng -
Bần cư náo thị vô nhân đáo
-
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn hữu viễn thân
Anh với em chút nữa thời gần
Tại ba với má bẻ cần tháo dâyDị bản
Bần cư náo thị vô nhơn vấn
Phú tại thâm sơn hữu khách tầm
Anh với em cũng muốn cho gần
Tại cha với mẹ buông cần đứt dây.
-
Bần cùng bất đắc dĩ
-
Bấy lâu ta vẫn đi hàn
-
Sướng gì hơn sướng làm lành
Sướng gì hơn sướng làm lành,
Như bao nhiêu của để dành bấy nhiêu. -
Lấy điều ăn ở dạy con
-
Dương trần phải ráng làm hiền
-
Gà khôn gà chẳng đá lang
Gà khôn gà chẳng đá lang,
Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi -
Học là học biết giữ giàng
-
Học là học để làm người
-
Học trò học hiếu học trung
Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
Chú thích
-
- Theo tác giả Đỗ Đức: Hai nhăm tháng mười “là ngày bắt đầu có cơm mới, khi mùa màng thu hoạch xong, rơm lên đống, thóc vào bồ.” (Từ câu ca dao — Thanh Niên Online, 10/08/2014).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lợn rừng
- Cũng gọi là lợn lòi, loài lợn được xem là thủy tổ của lợn nhà. Lợn rừng nặng 40-200 kg, lông thô cứng màu đen xám, thường có răng nanh to dài chìa ra ngoài mõm, sống thành đàn 5-20 con trong rừng hoặc ven các nương rẫy, kiếm ăn đêm , ngày nghỉ trong các bụi rậm, thích đằm mình trong vũng nước. Lợn rừng ăn tạp gồm các loại củ, quả giàu tinh bột, các loại quả cây rừng, măng tre nứa, chuối và nhiều động vật nhỏ như nhái, ngoé, giun đất, ong...
Tại nước ta, lợn rừng có mặt khắp các tỉnh miền núi và trung du.
-
- Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân
- Tạm dịch: Nghèo giữa chợ đông ai thèm hỏi, giàu tại rừng sâu lắm kẻ thăm. Tùy theo dị bản mà trong câu này chữ "vấn" có thể thành chữ "đáo," "thâm sơn" thành "lâm sơn," "hữu viễn thân" thành "hữu khách tầm" vân vân.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sa cơ thất vận
- Cũng như Thất cơ lỡ vận.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Khí dụng
- Các loại đồ dùng.
-
- Tiết khí
- Gọi tắt là tiết, một khái niệm về thiên văn bắt nguồn từ Trung Quốc. Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°, khoảng cách kề nhau giữa hai tiết khí là 14-16 ngày. Tiết khí có mối liên quan gần gũi với các yếu tố khí hậu, thời tiết ở các nước nông nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng, tiết còn chỉ một khoảng thời gian, thời cuộc.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Giữ giàng
- Như giữ gìn.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)