Lại đây tui bảo chút xíu, bớ nàng!
Tui biểu lời hơn sự thiệt
Chớ không phải biểu nàng từ biệt ngỡi nhân
Ngỡi nhân là ngỡi nhân đồng
Tui không biểu bậu bỏ chồng bậu đâu
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Người ta có vợ có chồng
-
Trăm năm tạc một chữ đồng
-
Trao thư thì chẳng muốn cầm
Trao thư thì chẳng muốn cầm
Thư rơi xuống đất, khóc thầm với thư -
Trầu nào cay bằng trầu xà lẹt
-
Trao thư mà nỏ trao lời
-
Em về kẻo mẹ em trông
Em về kẻo mẹ em trông
Kẻo con em khóc, kẻo chồng em ghen -
Con nhạn kêu sương, gà thường gáy huỡn
-
Gặp em đây giữa chốn hờ cơ
-
Khế với sung khế chua sung chát
-
Khen ai khéo gảy bài đờn
-
Chiều chiều con nước lên cao
-
Chim bay về tổ có đôi
-
Bắc thang lên hái hoa vàng
Bắc thang lên hái hoa vàng
Vì ai cho thiếp biết chàng từ đây -
Mây xưa cũng bỏ non về
Mây xưa cũng bỏ non về
Em xưa cũng giã câu thề đó đây
Nhớ đành biết mấy tầm tay
Chim bay biển Bắc hoa gầy bãi Ðông -
Lòng anh như gió giữa đàng
-
Mình nói dối ta mình chửa có chồng
Mình nói dối ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ mình bồng con ra
Con mình khéo giống con ta
Con mình bảy rưỡi, con ta ba phần -
Trên trời có đám mây vàng
-
Cầu cao ván yếu, gió rung
Cầu cao ván yếu, gió rung
Em thương anh thì thương đại, ngại ngùng thì đừng thương -
Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván
Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván
Bên kia sông em lập cái quán hai từng,
Ba nơi đi nói, không ưng
Bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anhDị bản
Chú thích
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Chăm chắm
- Tập trung vào một việc gì.
-
- Đinh ninh
- Nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để nhớ kỹ.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song
(Truyện Kiều)
-
- Công trình
- Công phu khó nhọc.
-
- Trầu xà lẹt
- Một loại trầu cho lá mỏng, dài nhọn như lá tiêu, màu hơi vàng, vị cay nồng và chát.
-
- Kền kền
- Cũng có tên là kên kên, đôi khi viết thành kênh kênh hoặc kềnh kềnh, một loài chim ăn thịt và xác chết. Trong văn chương, kền kền thường được dùng tượng trưng cho những người độc ác và cơ hội.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Huỡn
- Thủng thỉnh, chậm chạp (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hờ cơ
- Xảy ra một cách bất ngờ, không dự liệu hay sắp đặt trước.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Quỳnh tương
- Lấy từ Quỳnh tương ngọc dịch. Quỳnh là ngọc đẹp, còn tương và dịch là cách gọi chất lỏng. Thành ngữ này có nghĩa là "rượu làm bằng ngọc đẹp." Người xưa cho rằng rượu làm từ ngọc ra mà uống thì có thể thành tiên. Quỳnh tương vì thế chỉ loại rượu rất quý.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Con nước
- Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
-
- Duyên số
- Số phận về tình duyên như được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghì
- Cách phát âm xưa của từ Hán Việt nghĩa. Ví dụ: nhất tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa), lỗi đạo vô nghì (ăn ở không có đạo lý tình nghĩa).