Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha thác gót con đen sì
Còn cha nhiều kẻ yêu vì
Đến khi cha thác ai thì thương con
Còn cha gót đỏ như son
Dị bản
Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết, gót con thâm sì.
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha thác gót con đen sì
Còn cha nhiều kẻ yêu vì
Đến khi cha thác ai thì thương con
Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết, gót con thâm sì.
Con ơi mẹ bảo câu này,
Học buôn học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời !
Em thời đi cấy ruộng bông
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha,
Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
Trèo non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ già
Ru em, em hãy nín đi
Kẻo mà mẹ đánh em thì phải đau
Em đau chị cũng buồn rầu
Bé mồm bé miệng nín mau tức thì
Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu
Cây khô nghe sấm nứt chồi
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương
Cãi nhau là chuyện bình thường
Cãi xong tâm sự trên giường cả đêm
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
Ví dầu cậu giận mợ hờn,
Cháu theo cùng cậu kéo đờn cậu nghe
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời
Mèo lành ai nỡ cắt tai,
Gái hư chồng bỏ khoe tài làm chi
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Cái xương bậu nát, cái da bậu mềm
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra, bậu lấy ăn mày
Nước sông gạo chợ, ngày rày khỏi lo!
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy quan ba
Ta cầm bậu lại quét nhà nấu cơm
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống, chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành mà ăn
Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Nắm đầu thì sợ tội trời
Nắm ngang khúc giữa sợ lời thế gian
Giếng sâu anh phải thông thang
Kéo chị dâu lên đặng kẻo chết oan linh hồn
Tiếng đồn anh ăn học đã cao
Chị dâu rớt xuống giếng, anh nắm chỗ nào anh kéo lên?
– Chị dâu mà rớt xuống giếng
Anh tìm miếng để cứu chị lên
Nắm đầu thì sợ tội trời
Hai tay nâng đỡ, sợ lời thế gian
Nhanh tay liền bắc cái thang
Kéo chị dâu một thuở kẻo chết oan con người
Em nghe anh ăn học trong trào
Chị dâu té giếng níu chỗ nào kéo lên?
– Anh nắm đầu thì sợ tội
Nắm tay thì lại lỗi đạo tam cang
Dậm chân kêu bớ ông trời vàng
Cho hai con rồng bạch xuống cứu nàng chị dâu
Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Nắm đầu thì khổ
Nắm cổ lại không nên
Nắm chân tay thì lỗi niềm huynh đệ
Vậy anh cứ bớ làng là hơn!
Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Chị dâu té giếng cái ào
Hồn bất phụ thể, nắm chỗ nào cũng xong!
– Tiếng đồn anh học chữ ngoài triều
Chị dâu rớt xuống giếng, anh nắm đằng nào anh kéo lên
– Anh xách cái đầu, lỗi đạo nhân huynh
Thò tay vào mình, thụ thụ bất thân
Không cứu chị dâu thì lỗi đạo từ đường
Dòng dây anh thả xuống chị nương chị vào
Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Để con bắt ốc hái xoài mẹ ăn
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
Một trong những cách làm ghe thuyền khác rất phổ biến là "đan" thuyền bằng nan tre, sau đó trét (sơn, quét) lên một lớp dầu chai thật dày để thuyền không thấm nước. Thúng chai và thuyền nan là hai ví dụ của cách làm này.
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.