Bần cư náo thị vô nhân đáo,
Phú tại lâm sơn hữu viễn thân,
Bấy lâu nay không biểu, anh cũng lại gần,
Bấy giờ em sa cơ thất vận,
Em biểu mấy lần anh cũng không vô.
Ca dao – Dân ca
-
-
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại thâm sơn hữu viễn thân
Anh với em chút nữa thời gần
Tại ba với má bẻ cần tháo dâyDị bản
Bần cư náo thị vô nhơn vấn
Phú tại thâm sơn hữu khách tầm
Anh với em cũng muốn cho gần
Tại cha với mẹ buông cần đứt dây.
-
Bần cùng bất đắc dĩ
-
Bấy lâu xa cách mặt chàng
-
Bấy lâu vắng tiếng vắng tăm
-
Bấy lâu vắng thiếp xa chàng
Bấy lâu vắng thiếp xa chàng
Chậu thau ai rửa gương vàng ai soi -
Bấy lâu vắng mặt đeo phiền
-
Bấy lâu bậu cần mẫn cái vườn đào
-
Bấy lâu anh mắc đi mô
-
Bấy lâu nay liễu bắc đào đông
-
Bấy lâu một bước anh không rời
-
Bấy lâu mới gặp duyên mình
-
Bấy lâu mình bắc, tôi đông,
Bấy lâu mình bắc, tôi đông,
Bây giờ như bướm gặp ong vui vầy. -
Bấy lâu giấc điệp mơ màng
-
Bấy lâu gió dập mưa vùi
Bấy lâu gió dập mưa vùi
Liễu xanh con mắt đào tươi má hồng -
Bấy lâu em ở ven rừng
Bấy lâu em ở ven rừng,
Chim kêu vượn hú nửa mừng nửa lo. -
Bấy lâu cách trở sơn khê
-
Bấy lâu cách lựu xa lê
-
Bấy lâu chịu tiết loan phòng
-
Bấy lâu cá cựu ở đìa
Chú thích
-
- Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân
- Tạm dịch: Nghèo giữa chợ đông ai thèm hỏi, giàu tại rừng sâu lắm kẻ thăm. Tùy theo dị bản mà trong câu này chữ "vấn" có thể thành chữ "đáo," "thâm sơn" thành "lâm sơn," "hữu viễn thân" thành "hữu khách tầm" vân vân.
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sa cơ thất vận
- Cũng như Thất cơ lỡ vận.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Tầm phương lập nghiệp
- Tìm đường lập nghiệp.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Kháp
- Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đáo
- Đến nơi. Như đáo gia 到家 về đến nhà (theo Thiều Chửu).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Thiên lý
- Ngàn dặm (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ khoảng cách xa xôi.
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Tạo hóa
- Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
-
- Chân trời góc biển
- Từ thành ngữ Hán Việt Thiên nhai hải giác, chỉ những nơi xa xôi.
-
- Vạn thọ
- Một loài cây họ cúc, hoa thường có màu vàng hoặc cam, có rất nhiều cánh. Vì "vạn thọ" có thể dịch thoát ý là "sống thọ một vạn năm," nên hoa vạn thọ thường được nhân dân ta dùng trong các dịp Tết hoặc lễ cúng.
-
- Giấc điệp
- Cũng gọi là giấc bướm (điệp nghĩa là con bướm), nghĩa là giấc ngủ, giấc mộng. Theo Trang Tử: "Ngày xưa Trang Chu nằm mộng thấy mình thành bướm bay nhởn nhơ. Đột nhiên tỉnh dậy, thấy mình lại là Trang Chu. Không biết có phải Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm hay bướm nằm mộng thấy mình là Trang Chu?"
-
- Sơn khê
- Núi (sơn) và khe nước chảy (khê). Chỉ vùng rừng núi.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).