Muối chua, chanh mặn, đường cay
Lát gừng thì đắng từ ngày xa anh
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Dị bản
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Nhánh gừng thì đắng từ ngày xa nhau
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Lát gừng thì đắng từ ngày xa anh
Muối chua, chanh mặn, đường cay
Nhánh gừng thì đắng từ ngày xa nhau
Đổi đời khăn áo lòng thòng
Đổi răng trắng lại, đổi lòng đen đi
Thầy dốt mà đọc kinh khôn
Đến khi đọc dồn í ả ì a!
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa
Trai cả uống rượu la đà
Tối tăm chẳng biết cửa nhà là đâu
Nào con, nào rể, nào dâu
Trai thì sợ vợ, gái âu nể chồng
Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răng
Tôm kia cứt lộn trên đầu
Lại chê cá chốt hàm râu dính bùn
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ như điên như khùng
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
Ngó lên mây bạc trời hồng
Thương em, hỏi thiệt có chồng hay chưa?
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.