Bài đóng góp:
-
-
Trách con gà gáy vô tình
Trách con gà gáy vô tình
Chưa vui sum họp, đã đành chia phôi -
Trách lòng cha mẹ vụng toan
-
Trách lòng em bậu đãi đưa
-
Trách thân mà cũng giận người
Trách thân mà cũng giận người
Trách thân lắm lắm, giận người bao nhiêu? -
Trách thân trách phận rằng hèn
Trách thân trách phận rằng hèn
Lánh mình như thể ngọn đèn lánh mưa -
Trách trời phân rẽ tóc tơ
-
Trai anh hùng sánh dí thuyền quyên
-
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Trai bất tài chưa làm đã hỏi
Gái vô duyên chưa nói đã cười -
Trai cần chăm việc sách đèn
-
Trai cày chưa vợ chưa con
-
Trai mồng một, gái hôm rằm
-
Trai con một thì lấy
Trai con một thì lấy
Gái con một thì đừng -
Trai chưa vợ hay đứng đường
Trai chưa vợ hay đứng đường
Gái chưa chồng giương mắt xem ai -
Hiền lành trước mặt, làm giặc sau lưng
Hiền lành trước mặt, làm giặc sau lưng
-
Trái lòn bon không ngon nhưng đỡ đói
-
Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ
-
Trai Sa Đéc, gái Bình Thành
-
Trái tai đít sát vào da
-
Trai tơ lại lấy gái tơ
Trai tơ lại lấy gái tơ
Đi đâu mà vội mà vơ ông già
Ông già tóc bạc phơ phơ
Lắm tiền nhiều của gái tơ liều mình
Chú thích
-
- Trai son gái hóa
- Không xứng đôi vừa lứa: trai thì trẻ trung, chưa vợ (son); gái đã góa (hóa) chồng.
-
- Trai tân
- Con trai chưa vợ.
-
- Vụng toan
- Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
-
- Đãi đưa
- Nói chuyện đãi bôi, niềm nở nhưng giả dối, không thật lòng.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Âm phủ
- Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.
-
- Dương gian
- Cõi dương, thế giới của người sống, đối lập với cõi âm hay âm phủ là thế giới của người chết.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Ví
- Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cần
- Siêng năng (từ Hán Việt).
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bòn bon
- Một loại cây cho trái ăn được, mọc nhiều ở các vùng rừng núi Quảng Nam (nơi bòn bon còn được gọi là lòn bon). Trái bòn bon còn có hai tên quý phái hơn do vua nhà Nguyễn ban: nam trân, tức "(trái) quý ở phương nam" và trung quân, tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được. Ưu ái này còn được biểu hiện qua việc chạm hình bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì trong Cửu Đỉnh ở sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Trước năm 1854 triều đình có đặt quan trông coi việc thu hoạch bòn bon ở thượng nguồn sông Ô Gia, tỉnh Quảng Nam để tiến kinh. Ba huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước nay vẫn nổi tiếng là xuất xứ bòn bon ngon và ngọt.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Hà Tiên
- Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.
-
- Sa Đéc
- Địa danh nay là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek. Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt." Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này, lại có quan điểm cho rằng nguyên gốc tên gọi Phsar Dek là tên một vị thủy thần Khmer. Từ những ngày mới thành lập, vùng đất Sa Đéc đã nổi tiếng hưng thịnh.
-
- Bình Thành
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Bình Thành cũng là tên một xã thuộc huyện Thanh Bình, cùng tỉnh Đồng Tháp.
-
- Môn đương hộ đối
- Cổng và cửa nhà tương xứng (thành ngữ Hán Việt). Chỉ sự ngang bằng về nhà cửa, gia thế, địa vị của hai bên dâu rể. Cũng nói môn đăng hộ đối.
-
- Trái tai
- Cái tai.