Bài đóng góp:
-
-
Chân chàng tới cảnh đình trung
-
Cầm dùi đục đập lên đầu chàng
-
Buồn trông ngọn nước chảy dưới sông Hàn
-
Ngây như phỗng
-
Vì tình nên phải sương sa
Vì tình nên phải sương sa
Một đêm năm bảy lần ra chờ tình
Ra sân mình chỉ thấy mình
Nào đâu có thấy bạn tình là ai -
Vè bình dân học vụ
Lẳng lặng mà nghe
Cài vè học vụ
Đồng bào mù chữ
Ở khắp mọi nơi
Chiếm chín phần mười
Toàn dân đất Việt
Muôn bề chịu thiệt
Chịu đui, chịu điếc
Đời sống vùi dập
Trong vòng nô lệ
Hơi đâu mà kể
Những sự đã qua
Chính phủ Cộng hòa
Ngày nay khác hẳn
Đêm ngày lo lắng
Đến việc học hành
Mấy triệu dân lành
Còn đương tăm tối
Bị đời hất hủi
Khổ nhục đáng thương
Ngơ ngác trên đường
Như mù không thấy
Những điều như vậy
Không thể bỏ qua … -
Ăn chè Nhà Bè
-
Giai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương
-
Em là con gái Tạm Thương
-
Anh giai Ngõ Trạm phải hèn
-
Ba gian nhà khách
Ba gian nhà khách
Chiếu sạch giường cao
Mời các thầy vào
Muốn sao được thế
Mắm Nghệ lòng giòn
Rượu ngon cơm trắng
Các thầy dù chẳng sá vào
Hãy dừng chân lại em chào cái nao
Đêm qua em mới chiêm bao
Có năm ông cử bước vào nhà em
Cau non bổ, trầu cay têm
Đựng trong đĩa sứ em đem kính mời
Năm thầy tốt số hơn người
Khoa này tất đỗ, nhớ lời em đây -
Ung dung gậy trúc chống đi
-
Củi tre than bọn khó nhen
-
Chầu rày hết mía hạ che
-
Hò chơi bỏ ruộng bỏ đồng
Hò chơi bỏ ruộng bỏ đồng
Ai về đừng nói kẻo chồng tôi ghen -
Hỡi ai chớ khá bơ phờ
-
Trai anh hùng vô duyên
-
Hát bai hai bát không no
Hát bai hai bát không no
Còn một miếng cháy kéo co vỡ nồi
Hát bai hai bát không no
Ta thèm bát nữa hát cho vui nhà -
Hấp ha hấp háy như con hát nháy quan viên
Chú thích
-
- Che
- Dụng cụ để ép mía lấy nước đường nấu thành đường tán tại các lò mía đường. Trước đây che mía được người hoặc trâu kéo, sau này thì có nơi dùng máy móc. Theo tác giả Hoàng Sơn: “Ông che” là hai súc gỗ lớn hình trụ tròn, bên giữa mỗi súc gỗ là trục quay được cố định một đầu để có thể tự đứng thẳng. Hai súc gỗ này được người ta đẽo rãnh răng cưa và khớp nhau như bánh nhông. Trên đỉnh một “ông che” được gắn một đoạn tre để nối ra ngoài. Đoạn tre này khi được buộc vào lưng trâu sẽ đóng vai trò như một thanh truyền lực. Chỉ cần đánh trâu đi vòng tròn, cả hai “ông che” sẽ quay đều và có thể nghiền nát bất cứ thứ gì lọt vào rãnh răng đó. Do vậy, ngày xưa người trực tiếp cho mía vào “máy” phải là người có kinh nghiệm nếu không sẽ gặp nguy hiểm. Bà Lệ tiếp lời: “Đến mùa làm đường, “ông che” được dựng ngay giữa bãi mía, bên trong một căn chòi gọi là chòi đạp. Khi cho mía vào “ông che”, nước mía sẽ chảy xuống một cái thùng đặt bên dưới sau đó được chuyển sang bếp nấu với những chiếc chảo gang đã nóng. Trung bình mỗi bận, nấu được khoảng 60 lít mật.”
-
- Kè nhè như che kéo mật
- Lời nói, hành động nhì nhằng, thiếu dứt khoát.
-
- Đình trung
- Giữa (sân) đình.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Kiềng đèn
- Vòng sắt có ba chân dùng làm chân đèn dầu ngày xưa.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Sông Hàn
- Tức Hàn Giang, một con sông nằm ở thành phố Đà Nẵng và cùng với Ngũ Hành Sơn được xem là biểu tượng của thành phố này. Sông bắt đầu từ ngã ba sông giữa quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn tới vịnh Đà Nẵng, tại chỗ giáp ranh giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà.
-
- Nha Thương chánh
- Hay còn gọi Nha Thương chính, Sở Đoan (từ chữ Pháp Douane et Régie), tên gọi của cơ quan thuế thời Pháp thuộc.
-
- Ô thước
- Con quạ (ô) và con chim khách (thước). Trong một số ngữ cảnh, từ này được dùng để gọi chung một loài chim.
-
- Phỗng
- Tượng bằng đất hoặc đá thường được đặt ở đền thờ trong tư thế quỳ gối, hai tay chắp lại. Phỗng còn là loại tượng dân gian bằng đất, sành hoặc bằng sứ, cỡ nhỏ, dáng to béo, lạc quan, để bày chơi trong các gia đình. Từ ông phỗng, thằng phỗng thường dùng để chỉ người ngây, đần.
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
(Ông phỗng đá - Nguyễn Khuyến)
-
- Bình dân học vụ
- Tên một phong trào do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động sau cách mạng tháng Tám để xóa nạn mù chữ (diệt giặc dốt), có sử dụng các câu văn vần mô tả bảng chữ cái cho dễ thuộc: I, tờ (t), có móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang
Từ "i tờ" về sau chỉ trình độ học vấn vỡ lòng.
-
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Tên một nhà nước được Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập năm 1945, tồn tại cho đến sau 1976 thì sáp nhập với nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xem thêm.
-
- Nhà Bè
- Tên một đoạn sông ngắn và cũng là tên một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Đoạn sông Nhà Bè bắt đầu ở nơi giao nhau giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, chảy xuôi về phía Nam khoảng 12 km thì lại chia hai thành sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Xưa kia, tại khúc sông này, việc đi lại rất khó khăn, vì lòng sông rộng và nước chảy xiết. Ghe thuyền phải neo lại, đợi khi nào thuận lợi mới đi tiếp. Một phú hộ tên Võ Thủ Hoằng (thường gọi Thủ Huồn), nhằm chuộc lại tội lỗi trước đây, đã làm phước kết tre làm bè và cất nhà ở trên sông, chứa sẵn củi, gạo, nước ngọt để giúp khách đi đường thuỷ khỏi bị đói. Sau đó, nhiều người buôn bán cũng kết hàng chục chiếc bè, tạo thành chợ nổi trên sông. Vì vậy mới có địa danh Nhà Bè.
-
- Ăn chè Nhà Bè
- Cách nói dí dỏm chỉ các vụ ngoại tình, phổ biến ở miền Nam ngày trước. Câu thành ngữ ra đời từ một vụ ngoại tình có thật: năm 1956, nhạc sĩ Phạm Duy ngoại tình với ca sĩ Khánh Ngọc, cả hai bị bắt quả tang ở khu Nhà Bè, khi bị hỏi đang làm gì thì họ trả lời là đang ăn chè.
-
- Giai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương
- Hai thành phần côn đồ, đáo để ở Hà Nội thời Nguyễn. Nguyên Ngõ Trạm xưa là nơi đặt nhà trạm nhận công văn chuyển đi các tỉnh. Nhà trạm có một viên thừa dịch trông coi, dưới quyền là những lính trạm. Lính này phần lớn là những thành phần táo tợn, hung bạo, khi rỗi việc thường tụ tập bài bạc, hút xách, dần dà thành một hạng người được đặt tên là "trai Ngõ Trạm." Tạm Thương trước là một kho tạm để thu thóc lúa thuế của dân. Ở đó có hạng phụ nữ chuyên nhận việc xúc thóc, đổ thóc, hay bày trò lường đong tráo đấu mưu lợi riêng. Do đó, đối địch được với "trai Ngõ Trạm" có lẽ chỉ có "gái Tạm Thương" vậy.
-
- Tạm Thương
- Tên một ngõ thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thời nhà Nguyễn đây là nơi đặt một cái kho tạm để thu thóc lúa thuế của dân trước khi chuyển vào kho chính, nên mới có tên gọi Tạm Thương (kho tạm).
-
- Ngõ Trạm
- Tên một con đường ngắn thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguyên Ngõ Trạm ngày xưa là phố Hà Trung bây giờ (trước gọi Ngõ Trạm cũ hay Ngõ Trạm chính), phố bây giờ mới mở từ thời Pháp thuộc (ngày trước gọi Ngõ Trạm mới). Về tên gọi Ngõ Trạm, theo Doãn Kế Thiện trong Hà Nội cũ (1943): "Ngõ ấy có một cái nhà trạm, nhận các công văn ở trong tỉnh chuyển đệ đi các nơi. Cái nhà ấy ở vào giữa phố. Chừng bốn mươi năm trước, từ phía Hàng Da đi xuống, ai qua phố ấy, thường vẫn thấy về bên tay phải, một cái nhà một tầng, chật hẹp và lụp xụp, bên ngoài che mành mành. Đó tức là nhà trạm, tới nay vì người ở đông, người ta đã thay đổi mất hẳn cái di chỉ của nhà ấy rồi."
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Đây được cho là mấy câu hát sáo mời mọc sĩ tử của những cô hàng cơm ở Thăng Long ngày xưa mỗi khi ở đây tổ chức kì thi Hương. Các nhà trọ, hàng cơm thường tập trung ở gần trường thi, người trước gọi khu ấy là xóm học trò. Theo Doãn Kế Thiện trong Hà Nội cũ: "Xóm học trò ở vào chỗ nào? Cứ xem như tập Long thành tạp thoại thì di chỉ xóm ấy ở vào khoảng đầu vườn hoa Cửa Nam cho tới ngõ Hội Vũ bây giờ."
-
- Mũ ni
- Mũ có diềm che kín hai mang tai và sau gáy, sư tăng và các cụ già miền Bắc thường hay đội.
-
- Yến lão
- Một buổi tiệc theo tục lệ xưa do chính quyền đặt ra để tiếp đãi các cụ già ngoài 70 tuổi. Tiệc được tổ chức vào ngày xuân, đặt ở đình làng nơi tỉnh lị, đình ấy được gọi là đình Yến lão.
-
- Than bọn
- Than đã cháy tàn thành tro.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Bài ca dao được cho là nói về làng Bảo An, xưa là một làng nghề nổi tiếng với nghề làm đường.
-
- Bước trờ
- Bước bất thình lình, vô ý.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Con hát
- Cách gọi miệt thị những người làm nghề xướng hát ngày xưa.
"Xã hội ta xưa quan niệm lũ xướng ca vô loài là một tầng lớp vô luân. Họ bị coi là vô luân không phải vì họ sa đọa, chính sự sống của họ cũng không phải là sa đọa, mà chỉ vì những vai trò của họ đóng khi xướng hát: họ bị coi là vô luân ở đây vì người con có thể đóng một vai vua và người cha đóng vai bày tôi quỳ lạy, anh em ruột có thể đóng đôi vợ chồng, và vợ chồng lại có thể đóng vai mẹ con hoặc cha con... Tất cả cái vô luân là ở đây, ở đấy luân thường đã không còn nữa, mặc dầu chỉ trong những lúc trình diễn." (Phong tục Việt Nam – Toan Ánh)