Hoàng An

Bài đóng góp:

Chú thích

  1. Nghĩa là chim rơi, cá lặn. Ý này đầu tiên được Trang Tử nói đến. Trang Từ là người đời Chiến Quốc ở Trung Quốc, học thức rất uyên bác. Trong sách Nam hoa kinh, ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy thì lặn vào hang sâu, chim thấy thì bay lên cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối: Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao? Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy. Sách "Thông tục biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" (chim rơi cá chìm) để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.

    Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:

    Mặn mà chìm cá rơi chim
    (Hoa Tiên)

    Hay:

    Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
    Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa

    (Cung oán ngâm khúc)

    Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ, và đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.

  2. Chiêm
    (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  3. Rỗ
    Bề mặt bị lồi lõm lỗ chỗ. Mặt rỗ thường do nhiều sẹo nhỏ di chứng của bệnh đậu mùa, mụn...gây nên.
  4. Nhẵn, phẳng (phương ngữ Nam Bộ).
  5. Cán vá
    (Cánh tay) bị khoèo, hơi cong như hình phần cán của cái vá. Dị tật này có thể do bẩm sinh, nhưng thường là do bị té ngã, xương bị gãy mà không chữa trị đúng cách, khiến cho gân bị “cứng” lại ở tư thế cong.
  6. Trì
    Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Có bản chép: Tai nghe.
  8. Hun
    Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Đờn
    Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Thủ Thiêm
    Địa danh nay là một phường thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có bến đò Thủ Thiêm, xuất hiện vào khoảng năm 1912 để vận chuyển người và hàng hóa từ Thủ Thiêm băng qua sông Sài Gòn. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Ở thôn Giai Quý, huyện Nghĩa An có chợ tục gọi là Cựu Thiêm; trước chợ có sông Bình Giang, đối diện tỉnh Gia Định. Tàu biển, thuyền sông tấp nập, dân sở tại làm nghề chở đò ngang, đò dọc và theo dòng nước đem bán thực phẩm như cá, thịt, rau, quả” (Huyện Nghĩa An nay là quận 2 và quận 9. Sông Bình Giang tức sông Sài Gòn.)

    Thủ Thiêm nhìn từ bến Bạch Đằng

    Thủ Thiêm nhìn từ bến Bạch Đằng

  11. Cố nhân
    Người cũ, người xưa.
  12. Ghẹo
    Tán tỉnh.
  13. Đươn
    Đan (phương ngữ Nam Bộ)
  14. Đệm
    Miếng đệm dùng cho ghe đi trên sông, thường làm bằng cọng bàng. Vùng bán đảo Thủ Thiêm vốn là vùng trũng thuận lợi cho các loại bàng, lác phát triển. Đặc biệt là vùng đất Cây Bàng xưa rất nổi tiếng với nghề đan đệm buồm bằng cọng bàng.

    Sơ chế cỏ bàng để đươn đệm

    Sơ chế cỏ bàng để đươn đệm

  15. Giắt
    Cài vào, mắc vào.
  16. Ghim đan
    Dụng cụ hình que dùng để đan.
  17. Xiêm
    Tên gọi trước đây của nước Thái Lan, cũng gọi là Xiêm La.
  18. Sửa dép vườn dưa
    Trích từ câu cách ngôn Trung Hoa Qua điền bất nạp lí, lí hạ bất chỉnh quan, nghĩa là: Ở ruộng dưa chớ xỏ giày, dưới gốc mận đừng sửa mũ. Câu này được nói tắt thành Qua điền lí hạ, khuyên người đời cân nhắc, tránh những chuyện tình ngay lí gian.