Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Tháng năm thường khô hạn, cá rô không có thức ăn nên gầy, xương xẩu cứng như dằm gỗ lim.
  2. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Chuối mùa đông ít nắng nên ăn nhạt phèo.
  4. Giòi trong xương giòi ra
    Bà con trong nhà hại nhau.
  5. Một xương một thịt
    Anh chị em cùng một cha mẹ mà ra.
  6. Khoai mài
    Một loại dây leo cho củ (gọi là củ mài, củ chụp hoặc củ hoài sơn). Củ mài ăn được và còn có tác dụng chữa bệnh.

    Củ mài

    Củ mài

  7. Ả em du
    Chị em dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  8. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  9. Bịn
    Lỗ được trổ ở đầu cây gỗ để buộc dây vào kéo gỗ từ nơi khai thác về bến bãi. Dây dùng để buộc vào bịn gọi là chạc bịn.
  10. Ả em du như tru một bịn
    Chị em dâu trong gia đình (nên) đoàn kết, chung lưng đấu cật xây dựng gia đình như những con trâu cùng chung một chạc bịn để kéo gỗ.
  11. Bầu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  12. Nác đấy
    Nước đái (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  13. Bẩy nhau ả em du, lu bù là anh em rể
    Chị em dâu thường hay kích bác, hạ bệ nhau. Anh em rể gặp nhau thường bù khú vui vẻ.
  14. Quạnh
    Quạnh quẽ, vắng vẻ.
  15. Dấu
    Yêu (từ cũ).
  16. Dấu hoa vun cây
    Yêu thích hoa, cành thì nhớ vun gốc, chăm cây; nghĩa bóng nhắc con cháu phải nhớ nguồn cội.
  17. Nuôi con không phép kể tiền cơm
    Nuôi con là bổn phận tự nhiên của cha mẹ.
  18. Của mòn, con lớn
    Nuôi con phải tốn công tốn của.
  19. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  20. Cá rô rạch ngược
    Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
  21. Chó chực chuồng chồ
    Chỉ sự đê tiện, nhục nhã vì miếng ăn.
  22. Chó ông thánh cắn ra chữ
    Thơm lây, có uy tín nhờ người khác.
  23. Pháo
    Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:

    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

    Năm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.

    Pháo

    Pháo

  24. Chó chạy ruộng khoai
    Lông bông, không mục đích.
  25. Chó ăn vã mắm
    Chỉ sự chửi bới, tranh giành nhau.
  26. Giậu
    Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn.

    Hàng giậu tre

    Hàng giậu tre