Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nhơn đạo
    Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  2. Sân si
    Sân: nóng giận, thù hận; Si: si mê, ngu tối. Theo quan niệm Phật giáo, tham, sân, si là tam độc, những nguyên nhân gây nên nỗi khổ của con người.
  3. Thần vì
    Cũng gọi là thần vị, thần chủ, chỉ bài vị của người chết.
  4. Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
  5. Xị
    Đơn vị đo thể tích (thường là rượu) của người bình dân, cỡ 1/4 lít.
  6. Băng ca
    Cáng y tế dành khiêng người bị thương hoặc đau ốm, lấy từ từ brancard trong tiếng Pháp.
  7. Bảo hộ
    Giúp đỡ và che chở. Trước đây thực dân Pháp lấy danh nghĩa bảo hộ để xâm lược nước ta và nhiều nước khác.
  8. Sông Bồ Đề
    Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

    Quang Trung tiến quân ra Bắc

  9. Ở đây có thể là cầu Long Biên.
  10. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  11. Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.

    Mõ

  12. Tháng sáu những nhà giàu tranh nhau gọi người nghèo cấy mướn, đến tháng mười lúa chín thì lại mõ rao cấm người nghèo ra đồng mót lúa.
  13. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  14. Thân
    Thân thiết, gần gũi.
  15. Giường Tàu
    Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
  16. Hộp trầu
    Hộp đựng trầu cau.

    Hộp trầu.

    Hộp trầu.

  17. Bình vôi
    Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  18. Dầu hồi
    Dầu ép từ quả hồi, dùng bôi tóc để dưỡng tóc.

    Quả hồi.

    Quả hồi.

  19. Nước hoa
    Nước nấu với hoa để gội đầu cho thơm.
  20. Bắc Cạn
    Hay Bắc Kạn, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, nổi tiếng với hồ Ba Bể, kì quan thiên nhiên được xem là một trong hai mươi hồ đẹp nhất thế giới. Ngoài ra, ở đây còn có các danh thắng khác như động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Nả Phòong, động Ba Cửa, hang Sơn Dương...

    Hồ Ba Bể

    Hồ Ba Bể

  21. Hồ Ba Bể
    Tên một hồ nước ngọt ở tỉnh Bắc Cạn, một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Hồ nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, cũng là một khu vực du lịch sinh thái nổi tiếng.

    Hồ Ba Bể

    Hồ Ba Bể

  22. Chỉ phụ nữ dân tộc Tày, một dân tộc sống nhiều ở Bắc Cạn. Phụ nữ Tày thường mặc áo màu xanh thẫm.
  23. Cù cù
    Chim cu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  24. Lỗ lù
    Lỗ khoét trên thành hoặc dưới đáy các vật đựng nước hay ghe thuyền, dùng để xả nước khi cần.
  25. Mần răng
    Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Sao băng
    Hay sao sa, đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Theo mê tín dân gian, sao băng thường báo điềm gở.

    Sao băng

    Sao băng

  27. Dầu
    Dù (phương ngữ Nam Bộ).
  28. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  29. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  30. Thị phi
    Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.

    Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
    Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.

    (Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)

  31. Chầu rày
    Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).

    Chầu rày đã có trăng non
    Để anh lên xuống có con em bồng

    (Hát bài chòi)

  32. Trăng non
    Trăng vào những đêm đầu tháng âm lịch, chưa tròn, nhưng mỗi đêm một đầy dần.
  33. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Bát Bồng.
  34. Nỏ
    Khô ráo.
  35. Bàu Nón
    Một cái hồ lớn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bàu Nón có giống cá rô ngon, xưa được dùng để tiến vua.
  36. Nam Đàn
    Tên một huyện nằm ở hạ lưu sông Lam, phía Đông Nam tỉnh Nghệ An. Nam Đàn có nhiều làng nghề truyền thống như làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ, Xuân Liễu, Tầm Tang, làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức, làng gạch ngói Hữu Biệt, làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung v.v.

    Tương Nam Đàn

    Tương Nam Đàn