Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trốc
    Đầu, sọ (phương ngữ).
  2. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  3. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  4. Cổ Ngư
    Tên một con đê ngăn giữa hồ Trúc Bạchhồ Tây, được cho là đắp hồi đầu thế kỉ 17 để tiện việc đánh bắt cá. Ban đầu đê được gọi là Cố Ngự (nghĩa là "giữ cho vững"), sau đọc trại thành Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.

    Đường Thanh Niên

    Đường Thanh Niên

  5. Nón quai thao
    Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

    Phụ nữ Hà Nội đội nón quai thao (đầu thế kỉ 20).

  6. Yên Phụ
    Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
  7. Yên Quang
    Tên làng nay là khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh, Hà Nội, nằm về phía nam hồ Trúc Bạch.
  8. Có bản chép: mỏng gừng.
  9. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  10. Tận cổ chí kim
    Từ xưa đến nay.
  11. Khôn
    Khó mà, không thể.
  12. Phu
    Chồng (từ Hán Việt).
  13. Thê
    Vợ (từ Hán Việt).
  14. Lòn
    Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Gia nô
    Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
  16. Đồng lân
    Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.
  17. Đèo bòng
    Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
  18. Một hóa long, hai xong máu
    Hoặc là đạt được thành tựu (hóa long), hoặc là chết (xong máu). Tương tự như câu Một xanh cỏ, hai đỏ ngực.
  19. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  20. Bãi hạc, gành nghê
    Bãi chim hạc, gành con nghê, hai hình ảnh thường thấy trong hát bả trạo và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở các vùng duyên hải Trung Bộ, tượng trưng cho hành trình đi biển của ngư dân.
  21. Tịnh viện
    Tu viện theo phương pháp tịnh độ của Phật giáo.
  22. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Nọc.
  23. Chum
    Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.

    Chum

    Chum

  24. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  25. Giã ơn
    Cảm tạ ơn.

    Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
    (Nhị Độ Mai)

  26. Vừng
    Vầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  27. Nhật nguyệt
    Mặt trời (nhật) và mặt trăng (nguyệt), ở miền Nam cũng được phát âm thành nhựt nguyệt. Cùng là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, hình ảnh nhật nguyệt thường được đem ra để thề thốt.

    Mai sau dầu đến thế nào,
    Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần

    (Truyện Kiều)