Hai ta đã đẹp đôi rồi
Ai dèm pha chớ đoạn, ai vẽ vời chớ nghe
Tìm kiếm "hai kiều"
-
-
Hai vai gánh nặng về hai
-
Hai tay ôm sát cột nhà
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hai tay nắm lấy khư khư
-
Hai bên rừng núi rậm rì
– Hai bên rừng núi rậm rì
Ở giữa có khe nước chảy (chớ) anh đi đường nào?
– Hai tay anh nương hai cái cù lao
Nước chảy mặc nước anh cứ chống sào anh quaDị bản
-
Hai tay cầm hai quả hồng
-
Hai bên hai cánh cửa
-
Hai mặt mà mắt miệng không
-
Hai người xưa ở hai non
-
Hai mẹ đứng ở hai đầu
-
Hải Vân cao ngất ngàn trùng
-
Hai năm rõ mười
Hai năm rõ mười
-
Hai đánh một chẳng chột thì què
Hai đánh một chẳng chột thì què
Dị bản
Hai đánh một không chột cũng què
-
Hai sương một nắng
Hai sương một nắng
-
Hai tay bưng dĩa bánh bò
-
Hai tay cầm bốn trái dưa
Hai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Hai tay cầm bốn lượng vàng
Vàng thời bỏ được, nghĩa chàng em không buôngDị bản
Hai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Hai tay đeo bốn chiếc vàng
Của cha mẹ sắm của chàng một đôi.Hai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Tay cầm cuốn sách bìa vàng
Sách bao nhiêu chữ, dạ thương chàng bấy nhiêuHai tay cầm bốn trái dưa
Trái ăn, trái để, trái đưa cho chàng
Một trái thì để đầu giàn
Bao nhiêu bồ hóng thương chàng bấy nhiêu
-
Hai tay thì tréo, hai chân thì trói
-
Hai làng đánh chết một làng
-
Hai hàng nước mắt như mưa
-
Hai tay em cắm xuống bùn
Hai tay em cắm xuống bùn
Mình mẩy lấm hết, chớ anh hun chỗ nào?
– Cầu trời đổ trận mưa rào
Bùn sình trôi hết, chỗ nào anh cũng hun
Chú thích
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Mẫu thân
- Mẹ (từ Hán Việt).
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Bu
- Đeo bám (phương ngữ miền Trung).
-
- Hồng
- Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.
-
- Hòn Hành
- Tên chữ là Thông Sơn, một hòn núi nhỏ có hình dáng trông tựa củ hành, đứng nhô ra biển che khuất một vũng nước cạn nơi chân đèo Hải Vân. Thời Minh Mạng, một pháo đài phòng thủ được xây dựng trên đỉnh núi này.
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Lỗ Giản
- Tên một trong ba tổng của huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng xưa kia, đọc trại ra thành Lô Giản. Theo Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn năm 1775, ba tổng đó là:
Tổng Lệ Sơn gồm 21 xã [...]
Tổng Hà Khúc gồm 21 xã [...]
Tổng Lỗ Giản gồm 11 xã, 1 ty: Bách Giản, Bình Khang (Khương), Cẩm Lệ, Giáo Phường, Hoá Khuê Tây, Hoá Khuê Đông, Lỗ Giản, Minh Châu, Miếu Bông, Mỹ Thị, Quế Lâm, Tân Thuận.
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Bồ hóng
- Bụi than đen đóng lại trên vách bếp, nóc bếp, đáy nồi... trong quá trình nấu nướng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chặm
- Thấm từng tí cho khô (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).