Cái cò trắng bạc như vôi
U ơi u lấy vợ hai cho thầy
Có lấy thì lấy vợ gầy
Đừng lấy vợ béo, mà nó đánh cả thầy lẫn u
Tìm kiếm "hai kiều"
-
-
Chí quân tử cửu châu lập nghiệp
-
Chơi cho trứng chọi đá tan
-
Trần ai gặp cảnh cơ hàn
Dị bản
-
Diêm Quả Đào, thuốc lào làng Nhót
Dị bản
-
Đầu đàn quan mốt, rốt đàn quan hai
-
Bao giờ rặc nước sông Bùng
-
Củ lang mỏng vỏ đỏ da
Củ lang mỏng vỏ đỏ da
Ai về Long Phụng theo ta mà về
Ai về Long Phụng thì về
Gần sông tắm mát, chợ kề một bên.Dị bản
-
Gặp đời hải yến hà thanh
Gặp đời hải yến hà thanh,
Bốn dân trăm họ an lành ấm no.
Nay mừng điển hội cầu nho,
Văn nhân sĩ tử phải lo học hành,
Làm sao cho được công danh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra thân.
Lại bàn đến việc nông dân,
Cày mây cuốc gió, chuyên cần công phu.
Đêm thời cổ phúc nhi du,
Ngày thời kích nhưỡng khang cù vô ngu. -
Bao phen quạ nói với diều
Dị bản
-
Ai về Động Hải Lý Hòa
-
Rửa tay cho trắng, ngắt ngọn rau đắng cho tươi
-
Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
-
Bắt cá hai tay
-
Gà gáy canh một hoả tai, gà gáy canh hai đạo tặc
-
Khi mô trúc núi Hai Vai
-
Nhất cao là núi Chóp Chài
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ới o bán cốm hai lu
-
Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới
-
Ai về Đồng Hới cho tui gởi đôi lời
Chú thích
-
- U
- Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Vợ lẽ
- Vợ hai, vợ thứ.
-
- Cửu châu
- Trung Quốc thời nhà Hạ chia làm chín châu. Cửu châu ở đây được hiểu là đi khắp muôn nơi.
-
- Trượng phu
- Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
-
- Tứ hải
- Bốn biển (người xưa cho rằng bốn mặt xung quanh đất liền là biển cả), dùng để nói chung cả thiên hạ.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Hải hồ
- Biển và hồ, chỉ chí khí rộng lớn người con trai trong xã hội phong kiến.
Lòng tôi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải hồ
(Giây phút chạnh lòng - Thế Lữ)
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Trần ai
- Chốn bụi bặm, chỉ đời sống thế tục.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Lồng mốt, lồng hai
- Có nơi gọi là "long mốt, long hai," hai kiểu đan nan tre hoặc mây. "Lồng mốt" hay "lồng một" là cách đan lồng từng sợi nan lẻ, dùng để đan các loại rổ rá thưa, lớn. Lồng hai (còn gọi là lồng đôi) là cách đan lồng từng cặp sợi nan, để đan rổ nhỏ, nan khít. Đan lồng mốt đòi hỏi kĩ thuật cao hơn đan lồng hai.
-
- Diêm Quả Đào
- Sản phẩm của nhà máy diêm Quả Đào, xưa ở phố Cửa Đông, Hà Nội.
-
- Đông Phù
- Tên nôm là làng Nhót, nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Trước đây Đông Phù là vùng đất trọng yếu ở phía nam kinh thành Thăng Long, nơi có đường bộ, đường thuỷ khá thuận tiện cho việc giao thương. Thời 12 sứ quân, tướng Nguyễn Siêu lập đại bản doanh ngay trên đất này, nay còn dấu vết thành luỹ. Cuối năm 1426, Bình Định Vương Lê Lợi bao vây quân Minh ở thành Đông Quan, đã đặt sở chỉ huy tại đình làng. Hơn 300 năm sau, đại quân Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra giải phóng Thăng Long cũng có qua Đông Phù.
-
- Vĩnh Bảo
- Tên một huyện chuyên về nông nghiệp thuộc tỉnh Hải Phòng. Vĩnh Bảo có nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt vải, dệt thảm, chiếu cói, mây tre đan, tạc tượng, sơn mài, điêu khắc gỗ, thêu mỹ nghệ, thuốc lào...
-
- Đầu đàn quan mốt, rốt đàn quan hai
- "Đầu đàn" là con được người mua lựa chọn trước nên bán trước, còn "rốt đàn" là con xấu nhất, nhỏ nhất, bán sau cùng. Do bán chạy nên càng về sau người bán càng nâng giá, ép giá, thành thử con to bán rẻ, con nhỏ bán đắt. Nghĩa bóng chỉ giá cả lộn xộn do hàng ít, khan hiếm (Hoàng Tuấn Công).
-
- Rặc
- (Nước) Cạn, kiệt.
-
- Sông Bùng
- Tên một con sông bắt nguồn từ xã Minh Thành, huyện Yên Thành, chảy qua thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Trúc
- Trốc, đổ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Long Phụng
- Một thôn thuộc xã Đức Phụng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ven bờ nam sông Vệ. Ngày xưa, khoai lang trồng ở vùng đất Long Phụng có vị ngon, bùi, trở thành món ăn nổi tiếng gần xa.
-
- An Thổ
- Tên một thôn thuộc xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên sông Trà Câu.
-
- Hải Môn
- Tên một thôn thuộc xã Nghĩa Hiệp , huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây có nghề trồng hoa khá nổi tiếng.
-
- Bển
- Bên đó (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Hải yến hà thanh
- Biển lặng sông trong, điềm thánh nhân ra đời hoặc chỉ thời thái bình thịnh trị.
-
- Bốn dân
- Thời xưa, dân chia ra làm bốn hạng chính, gồm có: sĩ (người đi học hay làm quan), nông (người làm ruộng), công (người làm thợ), cổ (người buôn bán).
-
- Trăm họ
- Chỉ tất cả người dân trong nước, ngoại trừ dòng họ của nhà vua. "Trăm" là một con số mang tính biểu tượng chỉ sự đông đảo. Thật ra ở Trung Hoa có đến hàng nghìn họ; số họ của người Việt (Kinh) cũng lên đến vài trăm.
-
- Điển hội cầu nho
- Chỉ những kì thi Nho học được triều đình tổ chức để tuyển chọn người tài giỏi, có học thức ra làm quan.
-
- Văn nhân
- Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Cổ phúc nhi du
- Vỗ bụng mà rong chơi. Chỉ cảnh thái bình chất phác thời thượng cổ. Chữ trong Nam Hoa Kinh, thiên Mã Đề: "Thời vua Hách Tư, dân sống không biết làm gì, đi không biết đến đâu, (hễ cứ) ngậm cơm thì vui vẻ, (ăn xong thì) vỗ bụng mà rong chơi."
-
- Kích nhưỡng khang cù
- Kích nhưỡng và Khang cù là tên hai bài ca dao thời vua Nghiêu bên Trung Hoa. Kích nhưỡng khang cù chỉ cảnh thiên hạ thái bình, nhân dân vui chơi ca hát.
-
- Vô ngu
- Không lo lắng.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Diều hâu
- Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.
-
- Cù lao Ông Chưởng
- Tên một cù lao thuộc tỉnh An Giang, nằm trên con rạch cùng tên chia nước từ sông Tiền qua sông Hậu. Tên cù lao và rạch được đặt theo tên của quan Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Cù lao này cùng với vùng đất hai bên bờ rạch rất màu mỡ, nhiều ruộng vườn tươi tốt, giàu tôm cá. Gia Định thành thông chí chép:
Tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy, ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ...
-
- Bến Lức
- Tên một huyện thuộc tỉnh Long An, là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Huyện Bến Lức cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về hướng tây nam và cách thành phố Tân An (thủ phủ Long An) 15 km về hướng đông bắc.
-
- Đồng Hới
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Trước đây Đồng Hới có tên là Động Hải, là một làng nằm ven cửa sông Nhật Lệ, chuyên làm nghề đánh cá, làm mắm và nấu muối. Trải qua một thời kỳ dài trong lịch sử, đây là khu vực tranh chấp giữa Vương quốc Champa và Đại Việt. Lịch sử đô thị Đồng Hới có lẽ được tính từ thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng vượt dãy Hoành Sơn để tránh bị chúa Trịnh tiêu diệt vào cuối thế kỉ 16.
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Bạc hai mươi
- Lối cho vay bạc ngày xưa, cứ một trăm đồng thì con nợ phải trả hai mươi đồng lời trong một tháng. Cũng gọi là "xanh xích đít đuôi" (theo âm tiếng Pháp cinq six dix douze, nghĩa là năm-sáu, mười-mười hai: Năm đồng vốn thì cả vốn lẫn lời là sáu; mười đồng vốn thì cả vốn lẫn lời là mười hai đồng).
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Xã Hạ lắm cai như rạ ở đất Tứ Trùng, đỗ nhất trường người xã Trung nhiều như sung Giáp Nhị. Các địa danh Quần Phương hạ, Quần Phương trung, Tứ Trùng, Giáp Nhị đều thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ngày nay.
-
- Bắt cá hai tay
- Theo học giả An Chi, cá ở đây nghĩa là "cá độ" (thay vì "con cá" theo cách hiểu phổ biến). Thành ngữ này vì vậy có nghĩa gốc chỉ việc bắt cả hai bên khi cá độ.
-
- Hỏa tai
- Hỏa hoạn.
-
- Đạo tặc
- Giặc cướp (từ Hán Việt).
-
- Gà gáy canh một hoả tai, gà gáy canh hai đạo tặc
- Theo tín ngưỡng dân gian, gà gáy không đúng canh là điềm báo xui rủi.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chóp Chài
- Một ngọn núi thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lưu ý phân biệt với núi Chóp Chài của tỉnh Phú Yên.
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Hải hà
- Biển và sông. Từ này cũng được dùng theo nghĩa rộng, chỉ chí khí rộng lớn.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Bánh bỏng gạo
- Cũng gọi là bánh cốm (phân biệt với cốm ở miền Bắc), một loại bánh dân dã làm từ gạo nếp nổ kết với nhau bằng đường thắng hoặc mật mía. Bánh ăn giòn, thơm, có vị ngọt nhẹ.
-
- Cốm hai lu
- Một kiểu bán bánh cốm đặc trưng của các o ở Huế ngày trước: chứa cốm trong hai cái lu lớn gánh đi bán.
-
- Gạo hom
- Một loại gạo đặc sản của tỉnh Thái Bình. Cây lúa hom thân dài, ưa những chân ruộng trũng. Hạt lúa hom bầu như hạt nếp cái hoa vàng, đuôi hạt thóc có râu. Cơm nấu bằng gạo hom vừa thơm, vừa dẻo vừa đậm đà.
-
- Giường hòm
- Loại giường trên giường dưới hòm, vừa dùng để nằm vừa dùng chứa quần áo, đồ trang sức hoặc thóc gạo, ngày xưa chỉ những nhà khá giả mới có.
-
- Hải Triều
- Tên Nôm là làng Hới, một làng nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, có nghề truyền thống là dệt chiếu. Chiếu Hới có nhiều loại khác nhau: cải, đậu, đót, trơn, kẻ dọc màu, ít hoa, cạp điều, sợi xe... Chiếu mới có màu trắng ngà, ưa nhìn, mùi thơm dễ chịu của cói đồng, dùng lâu ngả sang màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải. Chiếu Hới còn gọi là chiếu Hưng Nhân theo tên huyện cũ, là chiếu Hưng Hà theo tên huyện mới, và chiếu Thái Bình theo tên tỉnh.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.