Tìm kiếm "LÚA NHE"

Chú thích

  1. Thầy mẹ
    Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).

    Con đi mười mấy năm trời,
    Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
    Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
    Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
    Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
    Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!

    (Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)

  2. Vụng toan
    Toan tính vụng, sai, thường là do vội vã.
  3. Quay tơ, đánh ống
    Các công đoạn trong quá trình sản xuất lụa tơ tằm.
  4. Von
    Một loại bệnh ở lúa. Cây lúa cao vọt, mảnh khảnh, chuyển dần sang màu xanh nhạt rồi vàng gạch cua, cứng giòn và chết nhanh chóng.
  5. Ao cá lửa thành
    Từ thành ngữ tiếng Hán 城門失火,殃及池魚 (thành môn thất hỏa, ương cập trì ngư), nghĩa là (khi) cửa thành bị cháy thì cá trong ao cũng gặp vạ lây.
  6. Sông Gianh
    Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng TrongĐàng Ngoài.

    Một khúc sông Gianh

    Một khúc sông Gianh

  7. Thầu dầu
    Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.

    Cây thầu dầu

    Cây thầu dầu

  8. Sông Ngâu
    Tên phụ lưu bên trái của sông Hồng ở tỉnh Lào Cai.
  9. Sông Lam
    Còn gọi là sông Ngàn Cả hay sông Cả, một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chính sông Lam chảy qua Nghệ An, phần cuối hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh, đổ ra biển tại cửa Hội.

    Sông Lam

    Sông Lam

  10. Sông Đào
    Một nhánh sông nhân tạo lấy nước từ sông Lam, nằm trên địa phận huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Con sông này nối thượng nguồn và hạ nguồn của sông Lam, đọan chảy hình vòng ôm lấy các xã Bắc Sơn, Đặng Sơn và một phần xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, và là đường đi tắt của thuyền, bè lưu thông trên sông Lam.
  11. Sông Thương
    Còn có tên là sông Nhật Đức, xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn, một con sông lớn ở miền Bắc. Sông bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương rồi đổ vào sông Thái Bình. Sông Thương có hiện tượng "nước chảy đôi dòng" do hiện tượng nhập giang của sông Sim mang nhiều phù sa đục vào dòng chính trong xanh, tạo thành hai dòng chảy song song không hòa với nhau.

    Nghe ca khúc Con thuyền không bến của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, có nhắc đến sông Thương.

    Sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang

    Sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang

  12. Theo Phạm Duy thì có lẽ câu ca dao này chỉ mang ý nghĩa văn học: "Ai đã sáng tác ra câu ca dao vớ vẩn này? Thực ra, chẳng có con sông nào đổ vào sông Thương cả! Sông phát nguyên từ con suối nhỏ ở Bản Thi thuộc Lạng Sơn, chạy theo dãy núi Cai Kinh rồi trước khi đổ vào Bắc Giang, nước chảy lúc mạnh lúc nhẹ giữa hai bờ đá, con sông không dùng trong việc giao thông được. Chỉ khi tới Bố Hạ thì sông Thương mới rộng ra, thuyền bè mới đi lại được. Hai bên bờ sông có đắp đê và con đê dài là con đường bộ của những xe bò, xe ngựa, xe đạp... liên lạc từ làng này qua làng nọ..." (Hồi Ký - chương 16).
  13. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  14. Đọi
    Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
  15. Chè tàu
    Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
  16. Có bản chép: thì phải.
  17. Ôm củi chữa lửa
    Có nguồn gốc từ thành ngữ Trung Quốc 抱薪救火 Bão tân cứu hỏa, chỉ việc trừ họa bằng phương pháp sai lầm, làm cho tai hại thêm lên.
  18. Ươm tơ dệt lụa
    Quá trình sản xuất tơ lụa từ kén tằm. Kén được luộc trong nước nóng (chừng 80ºC) để tạo chất kết dính, sau đó người ươm tơ dùng đũa se nhiều sợi tơ trong kén lại thành một sợi tơ chỉ, luồn qua bàn kéo sợi, kéo thành từng cuộn. Ở công đoạn này tơ vẫn còn là "tơ sống," rất cứng, phải luộc cho mềm trước khi đưa vào dệt lụa. Nhộng rơi ra sau khi kén hết tơ được vớt lên, dùng làm thức ăn.

  19. Ba lọc bảy lừa mắc phải bừa rụng răng
    Cầu toàn, kén chọn quá cuối cùng lại dễ vuột mất cơ hội, đạt kết quả không vừa ý.
  20. Nhiều bản chép "lúa" nhưng nguyên văn là "lụa" thì mới hợp với "biên."
  21. Biên
    Mép chạy suốt chiều dài xấp lụa, ở hai đầu khúc lụa, được dệt thật chắc để giữ các sợi ngang không nhích tới nhích lui, nhất là để các sợi dọc không tuột ra. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường xem biên lụa. Biên săn và mịn thì lụa mới tốt, mới bền.
  22. Hiền ở đây không mang nghĩa "hiền lành", mà là "hiền tài", có nghĩa là đức hạnh và tài năng
  23. Tướng
    Vẻ mặt và dáng người nói chung, thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người.
  24. Năng
    Hay, thường, nhiều lần.