Tìm kiếm "LÚA NHE"
-
-
Ré thừa cấy nỏ, chiêm thừa bỏ đi
-
Nhặt hàng sông, đông hàng con
-
Giời mưa ướt áo nâu sồng
-
Được mùa lúa, úa mùa cau
-
Gặp mình khi nãy có chào
Gặp mình khi nãy có chào
Nhưng bởi xay lúa ồn ào chẳng nghe -
Mắc giằng, đổ lúa vô xay
-
Cấy ba cây lúa dựa bờ
-
Đừng ham gạo trắng thơm tho
-
Hỡi cô cấy lúa khum lưng
-
Cô kia con gái nhà nông
Cô kia con gái nhà nông
Cả ngày sao cứ chổng mông lên trời?
– Anh ơi nông vụ kịp thời
Mông em mà không chổng, lấy gì anh ăn?Dị bản
-
Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng
Tháng tư cuốc đất trồng lang
Tháng năm cày cuốc tiếng nàng hò lơ
Tháng sáu làm cỏ dọn bờ
Tháng bảy trổ cờ, tháng tám chín thơm
Gặt về đạp lúa phơi rơm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm hàng ngày
Lúa khô giê sạch cất ngay
Chỗ cao ta để phòng ngày nước dâng
Mùa đông mưa bão nhiều lần
Nàng xay, chàng giã cùng ngân tiếng hò
Tháng mười cày cấy mưa to
Trông trời, trông đất cầu cho được mùa -
Bảo nhau gặt lúa vội vàng
-
Thân em như lúa nếp tơ,
-
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Kiếm nơi khuất tịch, thiếp ngồi thở than
Than vì cây lúa lá vàng
Nước đâu mà tưới nó hoàn như xưa
Trông trời chẳng thấy trời mưa
Lan khô huệ héo, khổ chưa hỡi trời -
Trước sau cũng vậy bớ chàng
-
Xay lúa xay lúa
-
Cót đầy chớ có đổ tràn
-
Xe lửa chạy tới Tân An
-
Nữa mai quá lứa lỡ thời
Nữa mai quá lứa lỡ thời
Cao thì chẳng tới, thấp thì chẳng thông
Chú thích
-
- Chiêm, mùa
- Trước đây, nông dân thường làm một năm hai vụ. Vụ chiêm cấy trước Tết và gặt vào tháng năm âm lịch, vụ mùa cấy tháng sáu và gặt tháng mười âm lịch.
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Nhặt
- Dày, dồn dập (từ Hán Việt). Trái nghĩa với nhặt là khoan (thưa). Ta có từ khoan nhặt, nghĩa là không đều nhau, lúc nhanh lúc chậm.
-
- Hàng sông
- Còn gọi là hàng lườn, khoảng cách giữa các hàng lúa tính theo chiều đi giật lùi của người cấy.
-
- Hàng con
- Còn gọi là hàng tay, hàng lúa ngang theo chiều tay cấy.
-
- Được mùa lúa úa mùa cau
- Những năm khô hạn cau thường sai quả (cau là loại cây chịu hạn), nhưng lại không phù hợp với sự sinh trưởng và phát dục của cây lúa nước. Vì vậy những năm được mùa lúa thì thường mất mùa cau, và ngược lại.
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trì Trì
- Tên một giống lúa nổi tiếng ở Quảng Ngãi. Có ý kiến cho rằng, giống lúa này là do tướng Chăm là Bồ Trì Trì để lại trước khi bị quân nhà Lê truy đuổi phải chạy vào đến Phan Rang vào cuối thế kỉ 15. Lúa Trì Trì có hạt gạo đỏ, khi nấu chín nở nhiều và ngon cơm.
-
- Lúa Co
- Tên một giống lúa trước đây thường được trồng ở vùng Quảng Nam và Quảng Ngãi. Có ý kiến cho rằng tên Co là do đây là giống lúa chính mà người Co (còn gọi là người Cua, người Trầu), một dân tộc ít người cư trú lâu đời ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam canh tác. Gạo Co hạt đỏ, được người lao động ưa thích vì khi nấu chín nở nhiều và ngon cơm.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Chổng
- Giơ ngược một bộ phận nào đó lên cao.
-
- Nông vụ
- Vụ mùa làm ruộng (từ Hán-Việt).
-
- Nông vụ chí kì
- Đến mùa làm nông (lúa, ngô...).
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Dê
- Rê, hay giê, hoạt động làm cho lúa sạch bằng cách đổ từ trên cao xuống cho gió cuốn đi những bụi rác (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Suốt
- Tuốt: tuốt lúa, tuốt lá... (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dôi
- Còn dư ra, còn thừa.
-
- Đãi
- Nhúng các chất trộn lẫn với nhau xuống nước, gạn lấy chất nặng, còn chất nhẹ cho trôi đi (đãi cát, đãi vàng...).
-
- Cối xay
- Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Phơi màu
- (Lúa, ngô) ở giai đoạn mới trổ, các bao phấn nhị đực mở ra.
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Công giáo
- Còn được gọi là Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc đạo Giatô, một tôn giáo có niềm tin và tôn thờ đức Chúa Trời, Giêsu, các thánh thần. Chữ công có nghĩa là chung, phổ quát, đón nhận mọi người chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Xuất hiện ở nước ta từ khoảng thế kỉ 16, Công giáo phát triển khá mạnh cho đến ngày nay.
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Tân An
- Địa danh nay là một thành phố trực thuộc tỉnh Long An. Vào thế kỉ 17, địa bàn Tân An ngày nay trực thuộc tổng Thuận An, huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định. Tuyến đường sắt dài 70km Sài Gòn-Mỹ Tho do người Pháp xây dựng vào cuối thế kỉ 19 đi ngang qua cầu Tân An, được lắp đặt vào tháng 5/1886.
-
- Bài ca dao này nói về trận bão năm Thìn.