Ới thầy mẹ ơi cấm đoán con chi
Mười lăm mười tám sao chẳng cho con đi lấy chồng?
Tìm kiếm "thày, học"
-
-
Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
-
Cái cò mày mò cái trai
-
Cái bống là cái bống bang
-
Anh về hỏi mẹ cùng thầy
Anh về hỏi mẹ cùng thầy
Có cho làm rể bên này hay không? -
Năng mưa thì giếng năng đầy
-
Ai về tôi gửi buồng cau
-
Con cóc lăn lóc bờ tường
-
Cái cò trắng bạc như vôi
Cái cò trắng bạc như vôi
U ơi u lấy vợ hai cho thầy
Có lấy thì lấy vợ gầy
Đừng lấy vợ béo, mà nó đánh cả thầy lẫn uDị bản
-
Gặp nhau giữa quãng đường này
-
Ai về tôi gửi đôi giày
Ai về tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nhân lúc rỗi đồ ngồi nhàn hạ
-
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp đừng lộ tiếng ai hay
Miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Cực chàng chín rưỡi khổ thiếp đây mười phầnDị bản
Thiếp thương chàng đừng cho ai biết
Chàng thương thiếp chờ lộ tiếng ai hay
Kẻo cái miệng thế gian nhiều kẻ thày lay
Xấu em đi một nửa, chàng gầy một phân
-
Nhất hào
-
Mười giờ ông Chánh về Tây
-
Ví dầu lòng thầy, dạ mẹ không thương
-
Khó khăn mất thảo mất ngay
Khó khăn mất thảo, mất ngay
Ơn cha cũng bỏ, nghĩa thầy cũng quên -
Dầu mà thầy mẹ không chiều
-
Người gầy, thầy cơm
-
Trên trời có đám mây vuông
Chú thích
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Cai xã Hạ như rạ Tứ Trùng, nhất trường xã Trung như sung Hai giáp
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Xã Hạ lắm cai như rạ ở đất Tứ Trùng, đỗ nhất trường người xã Trung nhiều như sung Giáp Nhị. Các địa danh Quần Phương hạ, Quần Phương trung, Tứ Trùng, Giáp Nhị đều thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ngày nay.
-
- U
- Tiếng gọi mẹ ở một số vùng quê Bắc Bộ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Năng
- Hay, thường, nhiều lần.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Vợ lẽ
- Vợ hai, vợ thứ.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đồ
- Từ tục, chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Khôn nhắp
- Không ngủ (được).
-
- Tưởng
- Nghĩ đến (từ Hán Việt).
-
- Thài lai
- Còn nói thày lay, xen vào việc của người khác không liên quan đến mình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thầy Thông Chánh
- Một người làm nghề thông ngôn tên là Chánh. Theo nhà nghiên cứu Trần Dũng thì thầy Thông Chánh tên thật là Nguyễn Văn Chánh, còn gọi là Nguyễn Trung Chánh, sinh khoảng năm 1850 tại Trà Vinh trong một gia đình theo đạo Thiên chúa, làm thông ngôn cho Pháp. Vợ (có nguồn nói là con gái) của thầy là cô Ba, sắc đẹp nổi tiếng lúc bấy giờ, nên tên Biện lý Jaboin rắp tâm chiếm đoạt. Quá uất ức, thầy đã dùng súng giết chết viên quan thực dân háo sắc ngày 14 tháng 5 năm 1893 (theo Sơn Nam), bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19 tháng 6 năm 1893, và bị chém đầu ngày 8 tháng 1 năm 1894 tại Trà Vinh.
-
- Theo ông Nguyễn Hữu Hiệp thì trước khi chém đầu, thực dân đưa thầy Thông Chánh sang Pháp để gọi là “trình diện hung thủ” với bà mẹ của tên Biện lý.
-
- Cô Ba
- Cô Ba Thiệu, một người phụ nữ quê ở Trà Vinh có sắc đẹp nổi tiếng cả miền Nam vào khoảng cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Có nguồn nói cô là vợ, lại có nguồn cho rằng cô là con gái của thầy Thông Chánh, người đã nổ súng bắn chết Biện lý Jaboin vào năm 1893, gây nên một sự kiện đình đám lúc bấy giờ. Thời ấy có nhãn hiệu xà phòng (xà bông) rất thịnh hành, trên vỏ ngoài có in hình cô Ba, dân chúng quen gọi là "xà bông Cô Ba."
-
- Thông ngôn
- Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Vong
- Quên (từ Hán Việt).
-
- Người gầy, thầy cơm
- Những người gầy ăn cơm thường thấy ngon miệng nên ăn nhiều.
-
- Chùa Thầy
- Một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
-
- Sông Hồng
- Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Tàu
- Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.