Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
May áo chàng cùng sóng áo em
Chữ tình cùng với chữ duyên
Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền
Tìm kiếm "thày, học"
-
-
Nước giữa dòng khi trong, khi đục
Nước giữa dòng khi trong, khi đục
Người ở đời khi nhục khi vinh
Anh thấy em ít nói hiền lành
Anh mừng thầm trong bụng, muốn chung tình với em -
Anh xa em anh ăn cơm với cá
Anh xa em anh ăn cơm với cá
Em xa anh, em chan nước mắt thay canh.
Nhớ ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi
Nhớ ai hết đứng lại ngồi
Ngày đêm tơ tưởng một người tình nhân -
Sông Ba Lai bên bồi bên lở
-
Gió thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy
Gió thổi lao xao khúc sông nào sóng nấy
Thuyền em đi giữa dòng, anh thấy anh thương -
Cánh buồm bao quản gió xiêu
-
Anh mong tát biển cấy kê
Anh mong tát biển cấy kê
Tát sông Bồ Ðề nhổ mạ cấy chơi
Bẻ que đo Trời
Đan lồng nhốt kiến
Thầy mẹ thương đến
Bắt voi coi giò
Thầy mẹ gả cho
Rước voi làm lễ
Anh đi làm rể
Che hai lọng vàng
Nhà anh thì ở giữa làng
Lấy vàng làm cột
Dát bạc làm tranh
Cưa gỗ lim làm thành
Chẻ ngà voi làm lạt
Anh đặt chuyện hát
Nói láp em nghe,
Nhà anh cột nứa, kèo tre… -
Con cá dưới nước hãy còn lai vãng
-
Giữa đường không tiện nói năng
-
Tay anh bưng gáo nước sớt hai
Tay anh bưng gáo nước sớt hai
Bằng nay tưới Lựu, bằng mai tưới Đào
Thấy lời nhân nghĩa muốn trao
Nghĩa nhân còn tại thế, lựu đào ba đông -
Thương em vô giá quá chừng
Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường -
Bắc thang lên đến cung mây
-
Anh có thương hay không thì em nỏ biết
-
Bông trang trước cửa ai sửa bông trang vàng
-
Con cua hai càng
Con cua hai càng
Con cua bò ngang
Nó đi rềnh ràng
Nó đi lang thang
Nó đi vô hang
Tìm đâu cho thấy. -
Bông cúc ngã ngang, con bướm vàng nhận nhụy
-
Vô rừng bứt một sợi mây
-
Trăng trăng, nước nước, trời trời
Dị bản
Trăng trăng, nước nước, trời trời,
Người thương chẳng thấy, thấy đời cô đơn
-
Ai đi kéo gỗ qua đồi
Ai đi kéo gỗ qua đồi
Về cho sớm sớm kẻo trời đổ mưa
Ai kia má đỏ hồng hồng
Để cho anh thấy đem lòng nhớ thương -
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Trai nào bảnh bằng trai Nhơn Ái
Đầu thì hớt chải tóc tém bảy ba
Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ
Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ
Nên muốn cùng ai thố lộ đôi lời
Cấy cày cực lắm em ơi
Theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no
– Gái Ba Xuyên tuy quê mùa dân dã
Tóc dài bỏ xõa áo vải bà ba
Nắng táp mưa sa mà mịn da dài tóc
Không đẹp bằng ai nhưng vừa vóc
Tuy quê quýt nhưng không thích trai vườn
Trai mà dở dở ương ương
Ngồi không hái trái hết đường tương lai
Chú thích
-
- Hồ Trúc Bạch
- Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).
-
- Ba Lai
- Tên một con sông ở tỉnh Bến Tre, dài khoảng 55 km, chảy qua huyện Châu Thành, và là ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại với Giồng Trôm và Ba Tri.
-
- Phù sa
- (Từ Hán Việt: phù: nhẹ, nổi, sa: cát) là các hạt nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở di chuyển theo các dòng nước như sông suối, kênh rạch. Đất có chứa phù sa rất tốt cho cây trồng.
-
- Chín chiều
- Xem chú thích Chín chữ cù lao.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Tam niên nhũ bộ
- Ba năm đầu đời của đứa trẻ được mẹ cho bú sữa (nhũ), mớm cơm (bộ).
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Sông Bồ Đề
- Một đoạn sông Hồng thuộc thành Thăng Long ngày trước. Đây chính là nơi 20 vạn quân Thanh của Tôn Sĩ Nghị đóng quân khi sang xâm lược nước ta vào năm 1788, trước khi bị vua Quang Trung dẫn nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc đánh cho tan tành.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xửng mưa
- Bớt mưa, sắp tạnh mưa (phương ngữ Nam Trung Bộ).
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trang
- Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Hữu ý
- Có ý, có tình (từ Hán Việt).
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Nhơn Ái
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Khăn rằn
- Một loại khăn đặc trưng của người Nam Bộ, thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn.