Tai nghe nẫu đã sang nhà
Chờ ngày đi hỏi vậy, mà có không
Kẻ đồn có, người lại nói không
Có không nói thiệt, để anh trông mất lòng
Tai nghe nẫu đã sang nhà
Dị bản
Tai nghe họ đã viếng nhà
Chờ ngày đi hỏi, vậy mà có không?
Tai nghe nẫu đã sang nhà
Chờ ngày đi hỏi vậy, mà có không
Kẻ đồn có, người lại nói không
Có không nói thiệt, để anh trông mất lòng
Tai nghe họ đã viếng nhà
Chờ ngày đi hỏi, vậy mà có không?
Tài trai đâu đáng tài trai
Tổ tôm xóc đĩa dông dài cả đêm
Canh trước tướng hãy còn tiền
Canh sau thua hết, ngồi bên lọ hồ
Cái ngoảnh đi, đưa tay thò
Cái ngoảnh lại, giả đò chén say
Còn tiền đánh cái cũng hay
Hết tiền đi ngủ, cũng hay giật mình
Tưởng sự tình, bạc nầy hai sấp
Chẳng ai ngờ, nó lại sấp ba …
Mười hai giờ kiểng đổ nhà thờ,
Sao anh không học đặng nhờ tấm thân?
Tai nghe súng bắn cái đùng
Cò chim bay hết anh hùng bơ vơ
Tài ra ngoài mới lớn,
Lính ra trận mới nên công.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
Ngoại trừ cách chơi này, người ta cũng nghĩ ra một số biến thể của cờ tướng như cờ mù, cờ thế, cờ người, chấp...
Nghe não nuột mấy dây buồn bực
Dường than niềm tấm tức bấy lâu
(Tì bà hành - Bạch Cư Dị, bản dịch của Phan Huy Thực)
Đường đi khuất nẻo khơi chừng,
Tuyết sương mấy dặm, suối rừng bao nhiêu.
(Phan Trần)