– Ai lên đón gió hỏi mây,
Có khuôn đúc trẻ cho đây mượn cùng?
– Anh kia ăn nói lạ lùng,
Khuôn ai nấy đúc, mượn cùng ai cho.
Tìm kiếm "cúng giỗ"
-
-
Cầu ông mưa thuận gió hòa
-
Gió bay đôi dải yếm đào
-
Bốn giờ cắp nón đi ra
Bốn giờ cắp nón đi ra,
Mặt chó không biết, mặt gà cũng không -
Nước trong veo bao giờ có cá
-
Chiếc tàu lặn chạy mau dường gió
Chiếc tàu lặn chạy mau dường gió
Cái xe hơi chạy lẹ như dông
Việc ở đời vợ vợ chồng chồng
Thương nhau cũng vội, dứt lòng cũng mau -
Thân em như giọt nước giữa dòng
-
Màn treo phết đất, gió phất màn lên
Màn treo phết đất, gió phất màn lên
Ruột đứt từng đoạn cũng vì em có chồng -
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Sự đời nghĩ cũng nực cười
Một con cá lội mấy người thả câu
Anh về xẻ gỗ bắc cầu
Non cao anh vượt biển sâu anh dò
Bây giờ sao chẳng bén cho
Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi -
Em nghiêng tai được gió
-
Em bán giống chi, em đi xuồng ba lá
-
Ðêm hè gió mát, trăng thanh
-
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
-
Gió đẩy đưa, tàu dừa đưa đẩy
-
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua
-
Bao giờ Phạm Pháo có đình
-
Thấy anh Hai tuồng chữ cũng thông
-
Bây giờ ướm hỏi người ngoan
Bây giờ ướm hỏi người ngoan
Em về thưa thầy mẹ, anh muốn dan díu tình
– Đừng bức ơi anh! Đừng vội ơi anh!
Để cho cơm chín thì canh cũng vừa -
Anh đau một canh, chết một giờ
-
Vợ tôi nó giỏi vô song
Vợ tôi nó giỏi vô song
Chưa kịp tới chợ đã mong ăn hàng
Sớm mai cất gánh lên đàng
Làm vài tô cháo vững vàng bước đi
Vừa ưa chị bán củ mì
Ba đồng một mớ vậy thì mua cho
Ghé qua hàng bán bánh bò
Cuốn với bánh tráng ăn cho thẳng lèo
Ba rọi cùng với lòng heo
Bánh đúc, bánh xèo ưa đã quá ưa
Bây giờ con bóng đã trưa
Làm thêm trái dừa cho đỡ khô môi.
Chú thích
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lọc lừa
- Chọn đi lọc lại (cũng nói là "lừa lọc", trong đó "lừa" do từ "lựa" đọc trại đi).
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc, đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tơ mành
- Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong
(Truyện Kiều)
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xuồng ba lá
- Một loại xuồng (thuyền) đặc trưng cho vùng sông nước Nam Bộ. Có tên như vậy vì xuồng được làm từ ba tấm ván, gồm hai tấm hai bên làm be xuồng và một tấm giữa làm đáy xuồng. Để xuồng được cứng chắc, người ta dùng những chiếc “cong” tạo thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Huyên đường
- Mẹ (từ cũ, văn chương).
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên hay kim châm. Trong Kinh thi có câu: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc. Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa, chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường", là nơi phụ nữ ở. Từ đó, huyên đường - tức chái nhà có trồng cỏ huyên - còn có ý chỉ người mẹ.
Tiên rằng: Thương cội thung huyên
Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao
Trông con như hạn trông dào
Mình này trôi nổi phương nào biết đâu
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Rẫy
- Đất trồng trọt ở miền rừng núi, có được bằng cách phá rừng, đốt cây rồi trồng tỉa.
-
- Quẩy
- Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
-
- Phạm Pháo
- Địa danh nay thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
- Phương Đê
- Một xã thuộc tổng Quần Anh (sau đổi thành Quần Phương), nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-
- Nha
- Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
-
- Tuồng
- Có vẻ.
-
- Bao Công
- Tên thật là Bao Chửng, cũng gọi là Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, làm quan dưới thời Tống Nhân Tông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng thanh liêm, nghiêm minh, được nhân dân suy tôn là Bao Thanh Thiên (trời xanh). Hình tượng Bao Công trong dân gian được khắc họa là một người mặt đen, trán có hình trăng lưỡi liềm, được nhiều người tài như Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ theo phò tá. Tuy nhiên, đa số những chi tiết này không có thật trong lịch sử.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Sáo
- Còn gọi là mành sáo, là tấm đan bằng tre, có nan to, thường treo trước nhà hoặc gần cửa sổ để che nắng. Sáo cũng có thể được treo trước bàn thờ.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Vô song
- Không bì kịp (từ Hán Việt).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vừa ưa
- Đúng lúc (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Ba chỉ
- Cũng gọi là ba rọi, phần thịt bụng của lợn.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bánh xèo
- Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...
-
- Con bóng
- Một cách gọi dân gian của mặt trời và thời khắc trong ngày.